Mã tài liệu: 72561
Số trang: 93
Định dạng: docx
Dung lượng file: 721 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nước ta đã đi theo mô hình kinh tế cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, trong hơn 10 năm qua chúng ta đã gặt hái được những thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội, đất nước từng bước vượt qua khó khăn, vững vàng tiến lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để hoà mình vào dòng chảy kinh tế chung, chúng ta cần ý thức được sâu sắc vai trò của ngoại thương - một lĩnh vực hết sức quan trọng phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã không ngừng thực hiện các chiến lược kinh tế mới phát huy tối đa nội lực và đặc biệt đã có những chính sách kinh tế đối ngoại sáng suốt. Ngoài việc ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia và tổ chức thương mại trên thế giới, Nhà nước còn tạo ra một môi trường kinh doanh cũng như các chính sách thuận lợi cho hoạt động ngoại thương.
Thực hiện chính sách mở cửa đồng nghĩa với việc tạo ra một thị trường rộng mở với các hoạt động đa dạng, phong phú hơn. Do đó lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng ngày càng trở nên sôi động hơn và tất nhiên cũng phát sinh không ít các vấn đề.
Trong khi xuất khẩu có vai trò tạo vốn cho nhập khẩu, mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước, tạo tiền đề vật chất cho nền kinh tế cũng như đạt nhiều mục tiêu kinh tế đối ngoại khác của Nhà nước thì nhập khẩu lại nhằm bổ sung nhu cầu trong nước về một số mặt hàng chưa sản xuất, khắc phục những yếu kém về kỹ thuật, công nghệ và tạo đà cho hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường ra bên ngoài. Xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ kết gắn với nhau tạo thành một chu trình khá phức tạp đặc biệt là trong khâu hạch toán kế toán. Nhu cầu hoàn thiện công tác kế toán xuất nhập khẩu càng trở nên cấp bách nhất là đối với công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu. Lý do chủ yếu là hoạt động nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay đã phát sinh hàng loạt vấn đề về hạch toán kinh doanh: từ vấn đề sử dụng vốn kinh doanh đến việc áp dụng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu một cách hiệu quả từ việc định hướng kinh doanh đến lựa chọn thị trường nhập khẩu phù hợp với khả năng tài chính hiện tại ...trong khi đối với hoạt động này chúng ta lại không thể áp dụng một cách máy móc mô hình hạch toán kinh doanh và hạch toán kế toán của các hình thức hoạt động khác .
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về hạch toán kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.
Phần II: Thực trạng công tác kế toán kinh doanh hàng hoá nhập khẩu tại Văn phòng Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Phần III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 226
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16