Mã tài liệu: 272819
Số trang: 67
Định dạng: zip
Dung lượng file: 332 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU
Bất cứ khi nào hàng hoá được bán theo hình thức tín dụng thương mại (bán chịu), có hai tài khoản được tạo ra: một tài khoản có tính chất tài sản là “các khoản phải thu khách hàng”, xuất hiện trên sổ sách của người bán; một tài khoản có tính chất nguồn vốn là “các khoản phải trả nhà cung cấp” xuất hiện trên sổ sách của người mua. Ở đây, vấn đề được xem xét trên quan điểm của người bán hàng và như vậy, chính sách tín dụng thương mại được coi là một công cụ cạnh tranh sắc bén của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Trên thực tế, tín dụng thương mại đã tồn tại ở Việt Nam dưới hình thức công nợ khổng lồ giữa các doanh nghiệp nhà nước, bán hàng gối đầu và bán hàng trả chậm giữa các tiểu thương. Điều này chứng tỏ rằng, khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định thì hình thức tín dụng thương mại tự phát hoạt động. Cũng chính do yếu tố tự phát mà hình thức thanh toán này đã để lại những hậu quả khá nghiêm trọng. Một số doanh nghiệp nợ nần dây dưa đến hàng chục ngàn tỷ đồng với tỷ lệ nợ khó đòi cao (khoảng 6-7% tổng tài sản), đã lâm vào tình trạng khốn đốn. Đó cũng là nguyên nhân làm cho một số doanh nghiệp đang dè dặt áp dụng hình thức tín dụng thương mại.
Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển đã thực hiện việc bán hàng theo hình thức tín dụng thương mại từ những năm đầu của cơ chế thị trường. Nhưng liệu chính sách tín dụng thương mại của Công ty đã thực sự tối ưu chưa? Nếu chưa, vậy giải pháp nào đối với chính sách tín dụng thương mại của Công ty để có được hiệu quả cao nhất? Trong thời gian thực tập tại Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển, em đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại tại Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển”.
Nội dung chính của chuyên đề được trình bày trong ba chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng chính sách tín dụng thương mại tại Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại tại Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển.
Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập còn ngắn, nên vấn đề nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, em rất mong được ý kiến đóng góp để sửa chữa và hoàn thiện thêm. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo TS. Phan Thu Hà- giảng viên khoa Ngân hàng- Tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ nhân viên trong Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu và hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại Công ty.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 149
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16