Mã tài liệu: 61580
Số trang: 63
Định dạng: docx
Dung lượng file: 241 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển nền kinh tế của một đất nước. Nền kinh tế của một đất nước chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có một chính sách tài chính, tiền tệ đúng đắn và hệ thống Ngân Hàng hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả cao, có khả năng thu hút, tập trung các nguồn vốn và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn vào các ngành sản xuất. Ở nước ta từ khi thực hiên chính sách đổi mới và mở cửa của nền kinh tế, chuyển nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý theo cơ chế của nhà nước theo định hướng XHCN. Hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Ngân hàng chính là nơi tích tụ, tập trung vốn, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho nền kinh tế phát triển. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho hoạt động của các ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 1991-1995 góp phần ngăn chặn và đẩy lùi lạm phát . Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010, mục tiêu quan trọng mà đảng và nhà nước đặt ra là sự nghiêp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là mục tiêu quan trọng của đất nước ta trong quá trình vươn lên thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác góp phần ổn định kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu vốn và quản lý vốn để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh , cho sự tồn tại và sự cạnh tranh đã trở thành một đòi hỏi bức bách đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Khác với các doanh nghiệp khác, ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với đặc trưng là: huy động để cho vay cho nên nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại.
Trong thực tế, việc thực hiện nghiệp vụ huy động vốn tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song vẫn tồn tại những hạn chế nhất định trong công tác huy động vốn.
Huy động vốn là một vấn đề khó khăn và phức tạp đòi hỏi các ngân hàng thương mại cũng như Ngân hàng Nông nghiệp Thang Long cần khai thác triệt để và có hiệu quả nguồn vốn quan trọng này nhằm mở rộng được nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như nâng cao khả năng thanh toán, năng lực cạnh tranh, giảm chi phí, tăng doanh thu, đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế địa phương.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. Lý luận chung về vốn huy động và kế toán huy động vốn của ngân hàng thương mại
Chương 2. Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long
Chương 3. GiiI pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn và kế toán huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 131
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 17