Mã tài liệu: 252553
Số trang: 80
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 333 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế, hệ
thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển. Cùng
với sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, vấn đề trích lập và hạch toán
dự phòng ngày càng hoàn thiện. Sau quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày
1/11/1995 của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp, lần
lượt các thông tư 64 TC/TCDN 15/9/1997, 107/ 2001/TT- BTC cũng được ban
hành nhằm hướng dẫn việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng
giảm giá đầu tư ngắn hạn và dài hạn, dự phòng nợ khó đòi và gần đây nhất Bộ
Tài Chính vừa ban hành thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 hướng dẫn
chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, trong đó có bổ sung thêm về dự
phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá và công trình xây lắp. Tuy nhiên, so với
Chuẩn mực quốc tế về kế toán cũng như qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số
quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, các quy định và hướng dẫn liên quan đến việc
trích lập và hạch toán dự phòng trong kế toán của Việt Nam vẫn còn nhiều bất
cập. Vì vậy, việc hoàn thiện hạch toán dự phòng trong kế toán Việt Nam là một
trong những vấn đề cấp bách hiện nay nhằm giúp cho Việt Nam sớm hội nhập
vào nền kinh tế thế giới, hệ thống kế toán Việt Nam được quốc tế thừa nhận,
báo cáo tài chính trình bày trung thực và hợp lý.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Qua phân tích những nội dung chuẩn mực quốc tế về kế toán có liên quan
đến vấn đề trích lập dự phòng trong kế toán cùng với việc tham khảo những kinh
nghiệm về phương pháp trích lập dự phòng của các nước, đối chiếu với những
thực trạng ở Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện về việc trích
lập và hạch toán dự phòng trong kế toán Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Chỉ tập trung vào kế toán các doanh nghiệp, không tập trung vào kế toán
thuộc lĩnh vực hành chánh sự nghiệp. Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu các
phương pháp trích lập và hạch toán dự phòng về giảm giá tài sản và dự phòng
nợ phải trả.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài là phương pháp biện
chứng duy vật, bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp khác như:
- Phương pháp phân tích định lượng,
- Phương pháp so sánh và đối chiếu,
- Phương pháp phân tích và tổng hợp v.v
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
Những đóng góp của luận văn bao gồm:
- Hệ thống hoá những nội dung của các chuẩn mực quốc tế về kế toán liên
quan đến dự phòng trong kế toán, phân tích các phương pháp trích lập hạch toán
dự phòng từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nhằm đưa ra được
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Hệ thống hoá quá trình đổi mới của hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và
phương pháp trích lập và hạch toán dự phòng trong kế toán nói riêng. Từ đó
phân tích những ưu và nhược điểm của các quy định hiện hành.
- Từ việc phân tích thực trạng, tiến hành đề ra các giải pháp hoàn thiện kế
toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 159
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 151
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16