Mã tài liệu: 90522
Số trang: 68
Định dạng: docx
Dung lượng file: 195 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Bước vào thập kỷ 90, môi trường chính trị quốc tế có nhiều chuyển biến quan trọng. Trên bình diện thế giới, chiến tranh lạnh kết thúc, toàn cầu hoá kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng tác động mạnh đến các nền kinh tế và nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là kinh tế thương mại, dịch vụ và đầu tư. Cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau vòng đàm phán Urugoay cuối cùng của GATT, kinh tế thế giới đang hình thành một cách sôi động những thị trường mới như thị trường chứng khoán và phi thuế quan, những công cụ hội nhập mới như công nghệ điện tử viễn thông với mạng Internet, những hoạt động xúc tiến hợp tác song phương và đa phương với sự phát triển của nhiều tổ chức kinh tế ở khắp các Châu lục v.v... đã tạo môi trường kinh tế thế giới cạnh tranh mang tính toàn cầu sâu sắc hơn và gay gắt hơn.
Trên bình diện khu vực Đông Nam á, có ba hiện tượng nổi bật chịu tác động của những thay đổi của tình hình quốc tế. Thứ nhất, hoà bình hữu nghị và hợp tác là xu thế không thế đảo ngưược ở Đông Nam á. Thứ hai, các nền kinh tế ngoài ASEAN trong khu vực đang nỗ lực cải cách có kết quả sang kinh tế thị trường hướng ngoại. Thứ ba, mặc dù ASEAN đã và đang đạt đưược sự tăng trưởng kinh tế cao với tốc độ nhanh và liên tục trung bình gấp hai lần mức tăng trưởng chung của thế giới, trở thành một khu vực có kinh tế phát triển rất năng động; nhưng kinh tế ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức và tác động của toàn cầu hoá kinh tế trong điều kiện chiến tranh lạnh kết thúc. Trong đó là: khả năng kém cạnh tranh của hàng hoá ASEAN so với nhiều tố chức kinh tế phát triển đi trước, nguy cơ suy giảm vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào kinh tế ASEAN (ví dụ đầu tư của Nhật bản vào ASEAN những năm đầu thập kỷ 90 so với sau năm bắt đầu đổi mới)
Bối cảnh toàn cầu và khu vực tác động trực tiếp đến chiều hướng phát triển và liên kết ASEAN, hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV năm 1992 đánh dấu bước chuyển biến về chất của Hiệp hội. Về chính trị và tổ chức, hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN có đờng hướng chính trị - xã hội khác nhau với nhiều động thái tích cực ở nhiều cấp độ đã xích lại gần nhau để hội nhập. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở ĐNA có sự tham gia của Việt Nam và Lào (1991) đang trở thành nguyên tắc nền tảng hình thành tổ chức ASEAN của cả khu vực không phân biệt chế độ kinh tế - chính trị - xã hội ở các nước thành viên. Về kinh tế, ASEAN ký Hiệp định khung tăng cường hợp tác kinh tế thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để thành lập khu mậu dịch tự do của Hiệp hội các nước ĐNA (AFTA). Tổ chức bộ máy của Hiệp hội cũng đưược cải tổ đáp ứng nhu cầu phát triển sâu rộng trước những chuyển đổi của tình hình thế giới và khu vực sau chiến tranh lạnh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 150
👁 Lượt xem: 860
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 1475
⬇ Lượt tải: 16