Mã tài liệu: 50390
Số trang: 81
Định dạng: docx
Dung lượng file: 924 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Cơ chế thị trường và quy luật khắt khe của nó buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện chính mình. Trong đó, việc các doanh nghiệp vận hành và hoạt động đơn vị mình như thế nào đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, việc theo dõi, ghi lại và kịp thời sửa đổi các chính sách kinh tế của mình là quan trọng nhất. Nhưng để tự mình lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra lại việc thực hiện kế hoạch được bao nhiêu so với kế hoạch đã đề ra là vô cùng khó khăn. Khi quy mô càng lớn hay loại hình kinh doanh càng đa dạng thì chính doanh nghiệp cũng rất khó để kiểm soát hoạt động của bản thân. Vì thế mà sự ra đời và phát triển của một loại hình hoạt động khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại có tầm quan trọng không thể thiếu chính là ngành kiểm toán. Kiểm toán tuy mới nhưng lại khá rộng với nhiều đối tượng khác nhau như báo cáo tài chính, hay trình tự và phương pháp tác nghiệp ở bộ phận hoặc đơn vị được kiểm toán…
Trong đó, kiểm toán báo cáo tài chính hay gọi tắt là kiểm toán tài chính là phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay. Bởi vì kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng và chứa đựng đầy đủ sắc thái của “kiểm toán”. Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam thì “Báo các tài chính là hệ thống báo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin tài chính chủ yếu của đơn vị”. Như vậy, từ báo cáo tài chính các nhà đầu tư, các đối tác làm ăn, khách hàng, nhà cung cấp,…hay các cá nhân có mối quan tâm tới tình hình hoạt động của đơn vị hầu như chỉ sử dụng các thông tin trên báo cáo tài chính để ra các quyết định đến kinh doanh liên quan đến đơn vị đó. Nên sự minh bạch và trung thực của các thông tin trên báo cáo tài chính là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, tình hình công nợ của doanh nghiệp là điều rất được quan tâm. Nếu doanh nghiệp có chính sách hợp lý để khoản nợ phải trả người cung cấp các dịch vụ, hàng hóa ở một mức tương đối phù hợp với tình hình tài chính thì sẽ có tác dụng tích cực cho hoạt động kinh doanh của mình. Như nếu doanh nghiệp chấp nhận nợ người bán để mua hàng hóa với một lượng đủ lớn sẽ được hưởng chiết khấu mua hàng từ người bán. Như thế sẽ làm giảm chi phí cho doanh nghiệp và làm tăng lợi nhuận. Nhưng nếu doanh nghiệp mua quá nhiều, lượng hàng tồn kho ứ đọng mà không thể tiêu thụ được, không tạo ra doanh thu, không quay vòng vốn được sẽ làm doanh nghiệp gặp khó khăn khi trang trải nợ nần. Lúc đó rất dễ dẫn đế tình trạng doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Nên kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán (bao gồm khoản mục phải trả nhà cung cấp là chủ yêu) trong kiểm toán báo cáo tài chính là đề tài cấp thiết.
bài làm bao gồm:
Chương 1: Đặc điểm chu trình mua hàng – thanh toán có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT
Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện tại khách hàng
Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 186
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16