Mã tài liệu: 49335
Số trang: 62
Định dạng: docx
Dung lượng file: 887 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 tới nay đã hơn 20 năm, Đảng và nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Trong khoảng thời gian đó đất nước ta thực sự đã có những thay đổi to lớn trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Nền kinh tế của nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoà cùng xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng đổii mới, hoàn thiện và thực tế đã đạt được những thành quả rất đáng tự hào.
Sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 10 năm 2006 đã mở ra cho các doanh nghiệp trong nước những cơ hội mới như thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, hợp tác đầu tư, tiếp cận các công nghệ mới, đẩy mạnh khả năng xuất khẩu, đặc biệt là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài đầu từ khai thác tiềm năng thế mạnh của mình… Tuy nhiên bên cạnh các cơ hội bao giờ cũng là các thách thức. Thách thức đối với các nhà kinh tế, các nhà Quản lý doanh nghiệp của chúng ta hiện nay là có cách nhìn mới, phương pháp quản lý đặc biệt là những chiến lược kinh doanh mới phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay thì mới thích ứng, tồn tại và phát triển lớn mạnh được.
Với những đặc thù riêng nền kinh tế thị trường đang tạo ra những cơ hội và cả những thách thức cho các Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp thương mại nói riêng khi tham gia vào thị trường.
Hoạt động kinh doanh thương mại vốn là một hoạt động kinh tế đặc thù, nó đóng vai trò lưu thông hàng hoá, đưa sản phẩm đến tay người sản xuất, người tiêu dùng. Phạm vi hoạt động của kinh doanh thương mại rất rộng, nó bao gồm cả buôn bán nội địa và buôn bán quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động thương mại không ngừng phát triển và đa dạng hóa, góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, với sự biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp thương mại những thách thức cần phải vượt qua, một trong những thách thức đó chính là sự canh tranh. Cạnh tranh vừa là thách thức vừa là động lực để phát triển, một doanh nghiệp bán được nhiều hàng, doanh thu tăng, và lợi nhuận tăng tức là doanh nghiệp đó đã có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp đang phát triển.
Chính vì vậy mà khâu tiêu thụ hàng hoá có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thương mại, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, kế toán với chức năng phản ánh, giám đốc và cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy cần phải được tổ chức và quản lý tốt, đặc biệt là trong công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá nhằm góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong kinh doanh của doanh nghiệp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 970
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 243
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 203
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 1731
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 243
⬇ Lượt tải: 10
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16