Mã tài liệu: 90506
Số trang: 136
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,324 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, lạc hậu, lao động thủ công là chính nên hiệu quả kinh tế thấp, tổng sản phẩm xã hội quy mô nhỏ, bình quân thu nhập đầu người rất thấp. Để xây dựng đất nước hướng tới mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ngay từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã xác định rõ phương thức là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội X của Đảng xác định: "... tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước đang phát triển có thu nhập thấp". [27, tr.186]
Hà Tây (cũ) là tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội, phía Đông nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, phía tây giáp tỉnh Hoà Bình. Hà Tây là vùng đất nối liền giữa miền Tây Bắc và vùng trung du Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; có địa hình đa dạng: miền núi, trung du và đồng bằng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Hà Tây bao bọc Thành phố Hà Nội từ phía tây xuống phía nam, nằm liền kề với vùng tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Do có điều kiện thuận lợi trên, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân và chính quyền Hà Tây đã phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn, thách thức để thúc đẩy xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước khi sáp nhập vào Thành phố Hà Nội, tình hình kinh tế - xã hội của Hà Tây đã có những chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng kinh tế khá cao; cơ cấu kinh tế xã hội chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá; văn hoá, giáo dục, y tế và công tác xã hội có những tiến bộ đáng kể; điều kiện sống và mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, Hà Tây cũng còn nhiều hạn chế và đứng trước nhiều vấn đề nảy sinh: phát triển kinh tế chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu; chưa phát triển bền vững và đi vào chiều sâu; thu nhập bình quân đầu người thấp hơn bình quân chung cả nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và trong nội bộ từng ngành kinh tế còn nhiều hạn chế: vấn đề chuyển dịch đất nông nghiệp, phát triển các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, giải quyết việc làm cho người lao động… đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Hà Tây phải tiếp tục nghiên cứu và giải quyết trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1991 - 2006, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng không chỉ đối với địa phương mà còn có giá trị tham khảo trên phạm vi cả nước.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
Chương 3. Kết quả và kinh nghiệm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 230
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 21
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 210
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 16