Mã tài liệu: 94048
Số trang: 60
Định dạng: docx
Dung lượng file: 272 Kb
Chuyên mục: Hệ thống thông tin quản lý
Tình hình thế giới vào thế kỷ XXI, công nghệ thông tin và việc sử dụng thông tin vào mọi hoạt động kinh tế đã trở nên cấp thiết trong xã hội. Chính việc ứng dụng này đã làm thay đổi tận gốc rễ mọi hoạt động kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó đã đưa nhân loại sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xã hội-thông tin, trong đó nền kinh tế tri thức giữ vai trò chủ đạo, thông tin trở thành yếu tố rất cần thiết đối với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Thế giới đang đứng trước một thế kỷ mới, kỷ nguyên thông tin là chìa khoá của mọi hoạt động sáng tạo, một kỷ nguyên với những thách thức và kỳ vọng. Trong những tiềm lực để phát triển kinh tế xã hội, nguồn tài nguyên thông tin khoa học công nghệ là nguồn tài nguyên đặc biệt, nó là yếu tố quan trọng giúp cho kinh tế xã hội phát triển. Hầu hết trên thế giới hiện nay, những quốc gia kém phát triển, nguyên nhân là do sự thiếu thông tin và sự nắm bắt thông tin không nhanh chóng, kịp thời.
Để hoà nhập vào xu thế của thế giới hiện nay, Việt Nam đang có những chính sách lớn đầu tư cho công cuộc phát triển thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, mọi điều kiện cho xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền kinh tế thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để phục vụ thông tin cho xã hội đó là thư viện. Hiện nay việc đầu tư cho thư viện cũng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Nhà nước ta. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội hiện nay, nhu cầu thông tin về tri thức của con người ngày càng cao, và để phục vụ cho nhu cầu của người dùng tin thì vấn đề đào tạo cán bộ nguồn nhân lực cho đất nước đòi hỏi cấp bách. Trong đó các trường đại học góp phần đào tạo nhân lực cho xã hội một cách có hiệu quả. Một trong các trường đại học lớn mạnh và đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật khoa học hiệu quả cho đất nước đó là Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Để phục vụ cho việc nghiên cứu và đào tạo có hiệu quả đạt được chất lượng cao thì các thư viện cần có nhiều điều kiện như : sách tham khảo, giáo trình, giáo án, các luận văn, tài liệu tham khảo trong và ngoài nước... Chính vì vậy nên “Thư viện và Mạng thông tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội” đã được xây dựng để phục vụ cho những người dùng tin trong Trường cũng như người dùng tin trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, Thư viện và Mạng thông tin (từ đây chúng tôi xin dùng thuật ngữ Thư viện) Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội là Thư viện đa ngành, phục vụ đào tạo những kỹ sư khoa học kỹ thuật và công nghệ. Thư viện là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho những sinh viên, học viên trong Trường. Nguồn lực thông tin của Thư viện rất phong phú, như vậy việc xây dựng Bộ máy tra cứu thông tin của Thư viện cũng phải phù hợp với nhu cầu của người dùng tin và nguồn lực thông tin của Thư viện.
Việc xây dựng và hoàn thành Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội giúp ích rất nhiều cho việc tra cứu tin, đảm bảo thông tin cho người dùng tin, tạo điều kiện cho việc khai thác, tra tìm tài liệu của người dùng tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Tuy đã có nhiều cố gắng và nỗ lực, song bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác xây dựng Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội cũng có những hạn chế nhất định và chưa thể đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của người dùng tin. Vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội’’ làm đề tài nghiên cứu khoá luận của mình, nhằm đánh giá lại thực trạng hiện nay của Bộ máy tra cứu tin của Thư viện, từ đó đưa ra một số ý kiến, phương hướng phát triển và hoàn thiện Bộ máy tra cứu của Thư viện tạo điều kiện cho bạn đọc và cán bộ thư viện khai thác thông tin có hiệu quả và nâng cao công tác phuc vụ của Thư viện.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương 1: Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao của Đất nước
Chương 2: Thực trạng xây dựng và khai thác Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển Bộ máy tra cứu tin của Thư viện và Mạng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 724
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16