Mã tài liệu: 85421
Số trang: 70
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,429 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập được thông qua việc đi vay để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Nguồn vốn của NHTM gồm hai nguồn chủ yếu: Vốn tự có và vốn huy động. Mỗi loại có nội dung kinh tế, yêu cầu quản lí khác nhau. Vốn tự có: là nguồn lực tự có mà chủ Ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ vốn tự có được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp Ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Vốn huy động của NHTM là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM.
Theo cách nói truyền thống, một Ngân hàng có hai lĩnh vực kinh doanh nòng cốt: Huy động vốn và lựa chọn các tài sản sinh lời để đầu tư các nguồn vốn huy động được. Các Ngân hàng luôn nỗ lực để tạo ra lợi nhuận từ hai lĩnh vực kinh doanh này.
Huy động vốn là hoạt động thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế thông qua các hình thức tiết kiệm định kì, phát hành giấy tờ có giá và các hình thức khác để tạo nguồn vốn cho vay của NHTM.
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động cơ bản nhằm tạo ra tiền đề cho các hoạt động còn lại của Ngân hàng. Nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và quy mô mở rộng tín dụng của Ngân hàng; nó quyết định đến khả năng thanh toán, chi trả và đảm bảo hoạt động cho Ngân hàng trên thị trường và đặc biệt nó quyết định đến năng lực cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay.
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của NHTM, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh trên phần tài sản nợ. Do đó, huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTM
Chương 2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chương 3 . Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 153
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 187
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 190
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 10
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 16