Mã tài liệu: 219959
Số trang: 148
Định dạng: doc
Dung lượng file: 17,658 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
Du lịch là một ngành kinh tế hình thành muộn hơn so với các ngành kinh tế khác; tuy nhiên, đây là ngành kinh tế phát triển rất nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các Quốc gia. Hiện nay, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của Thế giới, và được ví như là một ngành công nghiệp không khói .
Chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII năm 1994 đã xác định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước”, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001 cũng đã xác định: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.
Quảng Bình là một tỉnh có tiềm năng rất đa dạng và phong phú để phát triển du lịch. Các cảnh quan thiên nhiên nỗi tiếng như: Bãi biển Nhật Lệ - Đồng Hới, Bãi biển Đá Nhảy - Bố Trạch, Suối nước khoáng nóng Bang - Lệ Thủy. Đặc biệt, Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những địa danh đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, địa mạo địa chất và văn hóa lịch sử, có tiềm năng rất lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa sinh thái (VHST) thu hút khách tham quan, góp phần thúc đẩy KTXH của địa phương phát triển.
Ngày 1/9/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 38/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2006-2010, trong đó đã xác định mục tiêu tổng quát là:
“ Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh, góp phần vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ trong GDP, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo tiền đề cho các ngành nghề khác phát triển.
- Phát triển du lịch theo hướng bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch.
- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch; tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch. Nâng cao vị thế của du lịch Quảng Bình trong cả nước và Quốc tế; dần dần xây dựng Quảng Bình không chỉ là điểm dừng chân của du khách trong và ngoài nước mà trở thành điểm đến hấp dẫn, độc đáo và mến khách ”.
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa sinh thái, từ khi đưa động Phong Nha vào khai thác du lịch (năm 1995) đến nay lượng khách đến tham quan đã tăng lên rất nhiều lần. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thực sự đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn khách tham quan trong và ngoài nước, việc phát triển du lịch đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân địa phương các xã vùng đệm, góp phần tích cực vào sự phát triển KTXH của địa phương.
Trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được Tổng Cục Du lịch xác định "Khu Du lịch sinh thái hang động Phong Nha - Kẻ Bàng " là một trong 31 khu du lịch chuyên đề của cả nước .
Sau sự kiện Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng) được Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Quốc tế (UNESCO) công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (tháng 7-2003), lượng khách đến tham quan tăng lên đột biến (lượng khách năm 2004 so với năm 2003 tăng 68,5%), nhưng từ năm 2005 đến nay số lượng khách đến đây biến động không đều. Tiềm năng du lịch của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là rất lớn nhưng hiện nay mới chỉ tập trung đầu tư và khai thác loại hình du lịch tham quan hang động Phong Nha, động Tiên Sơn, các loại hình du lịch khác chưa được đầu tư khai thác, sản phẩm du lịch còn rất đơn điệu, chất lượng các dịch vụ bổ trợ chưa cao. Công tác quy hoạch triển khai chậm nên chưa thu hút được các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch.
Là một cán bộ đang công tác tại Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, thấy được tính cấp thiết của vấn đề, bản thân chọn đề tài: "Phát triển Du lịch Văn hóa Sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng" để nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 686
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 17