Mã tài liệu: 303477
Số trang: 101
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,453 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
Lời mở đầu
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão vào nửa cuối thế kỷ
XX, sự bùng nổ của sự phát triển kinh tế, xu hướng quốc tế hoá và hội nhập, đã đưa thế
giới vào một giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức mới. Để tồn tại và
phát triển, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cần phải lựa chọn cho mình con
đường đi thích hợp, vừa khai thác được các cơ hội đồng thời hạn chế được các nguy cơ đe
dọa từ môi trường bên ngoài.
Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng
cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền
kinh tế đất nước. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
giới, du lịch Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó góp phần vào việc thúc đẩy sự
tăng trưởng kinh tế, mở rộng mối giao lưu hợp tác quốc tế, làm tăng sự hiểu biết, thân
thiện và quảng bá nền văn hoá giữa các quốc gia.
Nằm ở phía nam Tây Nguyên, Đà Lạt – Lâm Đồng kề cận với tam giác tăng
trưởng kinh tế Tp Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu. Là một vùng đất trù phú, màu
mỡ có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế, song cho đến nay Lâm Đồng vẫn là một trong
các tỉnh nghèo. Lâm Đồng đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoảng cách
chênh lệch khá xa so với các trung tâm kinh tế của cả nước. Tổng sản phẩm tăng chậm,
tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, đầu tư cho phát triển kinh tế
còn hạn chế.
Giữa khả năng phát triển và thực tế còn một khoảng cách khá xa, trên cơ sở
nghiên cứu lợi thế của Đà Lạt – Lâm Đồng, chúng tôi cho rằng để thoát ra khỏi nguy cơ
tụt hậu, Đà Lạt – Lâm Đồng cần phải đi lên từ thế mạnh là kinh tế du lịch; phải khai thác
có hiệu quả tiềm năng về du lịch; giải phóng sức sản xuất, tạo nên động lực mạnh mẽ cho
việc điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện từng bước hiện đại hoá nền kinh tế.
2
Trong chiến lược đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, việc nghiên cứu để tìm
ra các giải pháp phát triển du lịch cho Lâm Đồng là một yêu cầu bức thiết, nhằm
huy động, khai thác mọi nguồn lực và phát huy tiềm năng của Lâm Đồng vào
hoạt động du lịch có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm đưa du
lịch Lâm Đồng, đặc biệt là Đà Lạt đúng vị trí tương xứng với tiềm năng và tầm
vóc của một Trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Đã có một số đề tài nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau nhằm đưa ra các giải
pháp để phát triển du lịch Lâm Đồng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến vấn đề xây dựng chiến lược phát triển du lịch của
tỉnh Lâm Đồng làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch dài hạn của tỉnh. Theo quan điểm
chúng tôi, phát triển du lịch ở Lâm Đồng không chỉ là nhiệm vụ của ngành du lịch, của
các nhà quản lý mà phải là nhiệm vụ chung của các ngành và phải được xã hội hoá ở mức
độ cao. Chính vì lý do trên, qua tìm hiểu thực trạng du lịch tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi đã
chọn đề tài: “ Phát triển du lịch Lâm Đồng đến Năm 2020” làm luận văn cao học
khoa học kinh tế của mình.
Luận văn này chúng tôi muốn góp thêm một cách nhìn, một phương pháp tiếp cận
về việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch tại một địa phương giàu tiềm năng về du
lịch, xây dựng định hướng chiến lược và các giải pháp phát triển du lịch từ nay đến năm
2020.
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn; vận dụng có chọn lọc
các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế; thông qua việc phân tích các số liệu
kinh tế và nghiên cứu tình hình kinh doanh du lịch của Lâm Đồng trong giai đoạn 1997 -
2006.
Luận văn sử dụng hai nguồn dữ liệu cơ bản là thứ cấp và sơ cấp. Nguồn
thứ cấp bao gồm: Kế hoạch phát triển ngành du lịch và thương mại Lâm Đồng 5
3
năm (2006 – 2010), nội dung thông báo 43/KT-NS ngày 29/5/2006 của Ban Kinh
tế – Ngân sách HĐND của tỉnh Lâm Đồng. Các số liệu được thu thập từ các
nguồn như: Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viên Nghiên cứu phát triển
du lịch Việt Nam, Cục Thống kê Lâm Đồng, các báo cáo, tổng kết hoạt động du
lịch hàng năm của sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, các tạp chí, đặc san du
lịch…Nguồn sơ cấp gồm: điều tra phỏng vấn bằng bảng câu hỏi và ý kiến đóng
góp của các chuyên gia.
Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính:
Chương I: Lý luận chung về ngành du lịch.
Chương II: Tình hình hoạt động du lịch Lâm Đồng trong giai đoạn 1996 - 2006.
Chương III: Các giải pháp phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 202
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 179
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 179
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16