Mã tài liệu: 256895
Số trang: 78
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 708 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay nói đến du lịch là nói đến một nhu cầu không thể thiếu của con
người. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người được nâng
cao rõ rệt thì nhu cầu vui chơi, giải trí càng trở nên đa dạng, phong phú. Du
lịch cũng góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế chung của mỗi quốc gia.
Nó không chỉ thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển mà còn tạo công
ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động góp phần giải quyết tình trạng thất
nghiệp, nâng cao mức sống của người dân địa phương .
Hiện nay cùng với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa các quốc gia còn mở
rộng quá trình hội nhập. Chính sự hội nhập ấy đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ
hết nhu cầu giao lưu, tìm hiểu, học hỏi lẫn nhau giữa các dân tộc. Đây là
những điều kiện rất thuận lợi cho du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam - đất nước của hòa bình đã và đang mang trong mình một nền
văn hóa phương Đông với bề dày lịch sử bốn nghìn năm, nền văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc, đa dạng trong thống nhất mà không phải quốc gia nào cũng có.
Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, núi non sơn thủy hữu tình, con người thân
thiện, mến khách và chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta trong những
năm qua du lịch nước ta không ngừng phát triển mạnh mẽ và gặt hái được nhiều
thành tựu đáng kể.
Hải Phòng không chỉ được biết đến là thành phố trực thuộc Trung ương
của Việt Nam mà còn được biết đến như là một trung tâm du lịch đầy tiềm năng.
Cùng với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng là một trong ba thành phố phát triển
mạnh nhất miền Bắc với nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai. Với tài
nguyên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, con người mến khách và một nền văn
hóa có bề dày lịch sử Nơi đây đã trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước.
Nói đến Hải Phòng không thể không nhắc tới Đồ Sơn - một điểm du lịch
nổi tiếng của Hải Phòng. Với đặc thù về địa hình núi rồng uốn, khu du lịch Đồ
Sơn nổi tiếng với những phong cảnh sơn thủy hữu tình, có đường bờ biển dài
2.450 m được chia thành ba khu riêng biệt. Điều hay nhất là cả ba khu vực đều
có nhiều di tích lịch sử giá trị, các dịch vụ du lịch hấp dẫn, hệ thống đường giao
thông hiện đại thông suốt .
Cùng với các di tích lịch sử văn hóa như Bến Nghiêng, Bến tàu không số,
Biệt thự Bảo Đại, các công trình kiến trúc về tôn giáo tín ngưỡng cũng đóng
góp một phần không nhỏ trong tài nguyên du lịch của Đồ Sơn. Có thể kể đến
như: Đền Bà Đế, Đền Nam Hải Thần Vương, Chùa Hang Các công trình này
không chỉ mang ý nghĩa về đời sống tâm linh mà còn là một minh chứng về đời
sống văn hóa của người dân Đồ Sơn từ quá khứ đến hiện tại. Nơi đây hàng năm
đã và đang thu hút đông đảo khách du lịch từ các nơi đến tham quan.
Tiềm năng du lịch tại các di tích lịch sử tôn giáo to lớn như vậy nhưng hiện
tại các điểm du lịch này khai thác chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt các hoạt động
du lịch ở một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng còn đơn lẻ, cơ sở hạ tầng còn
nhiều hạn chế, cở sở vật chất phục vụ cho du lịch còn thiếu. Do đó tuy là một
điểm du lịch rất hấp dẫn nhưng lượng khách đến đây còn chưa tương xứng, vai
trò đối với sự phát triển của xã hội đặc biệt là du lịch còn hạn chế.
Xuất phát từ điều này nên tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu và
đánh giá vai trò cũng như tiềm năng của một số di tích lịch sử tôn giáo tín
ngưỡng đối với sự phát triển chung của khu du lịch ở Đồ Sơn. Từ đó đề xuất
một số giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế, tạo ra các sản phẩm
mới, độc đáo thu hút, hấp dẫn du khách góp phần thúc đẩy du lịch Đồ Sơn phát
triển.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng của Đồ Sơn để từ đó
thấy rõ được vị trí, vai trò, tiềm năng khai thác phục vụ du lịch của các di tích
lịch sử tôn giáo tín ngưỡng này. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu
để khai thác các di tích làm phong phú nguồn tài nguyên, đa dạng về sản phẩm
thu hút du khách đến tham quan, đồng thời góp phần giữ gìn, tôn tạo di tích.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được các mục đích trên khóa luận phải đạt được các nhiệm vụ sau:
Cơ sở lý luận làm nền tảng cho vấn đề nghiên cứu.
Tổng quan về quận Đồ Sơn, thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch của Đồ
Sơn và vị thế của các di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng trong hệ thống tài
nguyên du lịch ở đây.
Giới thiệu khái quát về một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn
như: Chùa Hang, Chùa Tháp Tường Long, Đền Bà Đế, đền Nam Hải Thần
Vương, Đền Nghè. Nghiên cứu những giá trị độc đáo của các di tích nói trên từ
đó cho thấy tiềm năng phát triển du lịch của các di tích này.
Thực trạng việc khai thác phục vụ và phát triển du lịch tại các di tích nói
trên. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch Đồ Sơn phát triển.
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt khoa học: Đề tài đem lại cái nhìn đầy đủ hơn về khu du lịch Đồ
Sơn và các di tích lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng ở đây. Từ đó khẳng định những
giá trị của các di tích đặc biệt là đối với phát triển du lịch.
Về mặt thực tiễn: Những kết quả của việc điều tra, nghiên cứu và một số
giải pháp mà tác giả đưa ra có thể áp dụng trong việc quy hoạch phát triển du
lịch của quận Đồ Sơn, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển nâng cao mức sống
của người dân địa phương.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi là một số di tích lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng ở Đồ Sơn như: Chùa
Hang , Chùa Tháp Tường Long , Đền Bà Đế , đền Nam Hải Thần Vương , Đền
Nghè.
VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Lý luận về du lịch và tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch tại Đồ Sơn .
Một số di tích lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng ở Đồ Sơn như : Chùa Hang,
Chùa Tháp Tường Long , Đền Bà Đế , đền Nam Hải Thần Vương , Đền Nghè.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành bài khóa luận này tác giả đã sử dụng những quan điểm và
phương pháp nghiên cứu sau :
Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Quan điểm hệ thống
Quan điểm phát triển du lịch bền vững
Quan điểm kế thừa
Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp và mô hình hóa
VIII. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu phần nội dung của khóa luận gồm có ba chương :
Chương 1 : Cơ sở lí luận của đề tài - Khái quát về cơ sở hình thành các di
tích tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn.
Chương 2 : Một số di tích lịch sử tôn giáo tín ngưỡng ở Đồ Sơn và tiềm
năng khai thác phục vụ du lịch .
Chương 3 : Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh việc khai thác phục
vụ phát triển du lịch tại các di tích
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16