Mã tài liệu: 251701
Số trang: 81
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 950 Kb
Chuyên mục: Du lịch và khách sạn
MỤC LỤC
Lời Cảm Ơn .
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT . . 3
Mở Đầu .
1. Lý do chọn đề tài . 5
2. Mục đích nghiên cứu . 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . . 6
4. Phương pháp nghiên cứu . 6
5. Nội dung và bố cục của khoá luận . 7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI VÀ CƯ
DÂN Ở XÃ QUỐC KHÁNH, TRÀNG ĐỊNH
1.1. Điều kiện tự nhiên . . 8
1.2. Dân cư và đặc trưng văn hóa . . 10
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ở Quốc Khánh . 17
1.4. Kết luận . 19
Chương 2: LỄ HỘI BÁO SLAO Ở XÃ QUỐC KHÁNH, TRÀNG ĐỊNH
2.1. Nguồn gốc lễ hội Báo Slao ở xã Quốc Khánh . . 20
2.2. Lễ hội Báo slao truyền thống . 24
2.3. Những biến đổi của lễ hội hiện nay . . 42
2.4. Kết Luận . . 44
Chương 3: BẢO TỒN, KHAI THÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI BÁO SLAO VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
3.1. Vai trò của lễ hội Báo Slao trong đời sống cộng đồng . 46
3.2. Lễ hội Báo slao - tiềm năng của du lịch văn hoá . . 48
3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn, khai thác giá trị của lễ hội
Báo slao phát triển du lịch . 51
3.4. Một vài khuyến nghị giải pháp . . 56
3.5. Kết Luận .65
Kết Luận . . 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 71
DANH SÁCH NGƯỜI CUNG CẤP TƯ LIỆU . . 73
Lễ hội Báo Slao xã Quốc Khánh với phát triển du lịch văn hóa ở Tràng Định - Lạng Sơn
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay du lịch là một ngành kinh tế có thu nhập cao và có tốc độ tăng
trưởng nhanh. Nó đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con
người. Đối với nhiều nước du lịch được coi là ngành kinh tế hàng đầu trong cơ
cấu kinh tế quốc gia. Với đất nước ta, trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước, phát triển du lịch đã được xác định là phương hướng chiến
lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.
Mặt khác hiện nay, du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số (Ethnic tourism)
đang được nhiều nước quan tâm và coi đó như chiến lược để phát triển du lịch
quốc gia, ở Việt Nam điều này lại là một lợi thế. Bởi Việt Nam là một quốc gia
đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có một bản sắc
riêng tạo lên sự phong phú và đa dạng trong nền văn hóa chung của đất
nước.Bản sắc văn hóa dân tộc được phản ánh trong phong tục tập quán ở lễ nghi
tôn giáo, ở văn hóa nghệ thuật dân gian và tín ngưỡng. Riêng đối với hoạt động
tín ngưỡng được thể hiện rõ nhất trong các lễ hội truyền thống.
Lạng Sơn, từ bao đời là phên dậu bảo vệ đất nước, là đầu mối giao thông
quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vì thế đây là địa bàn diễn ra việc
giao lưu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, . rất mạnh mẽ. Có nhiều di tích và
danh thắng nổi tiếng (động Tam Thanh, Nhị Thanh, thành nhà Mạc, ải Chi Lăng, .)
vùng này xưa nay vẫn thu hút rất nhiều khách du lịch.
Lạng Sơn, Tràng Định cũng như Quốc Khánh, là nơi sinh sống lâu đời
của người Tày, người Nùng, người Việt (Kinh), người Hoa và người Dao
Chính sự phong phú về thành phần dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng về tôn giáo,
tín ngưỡng, phong tục tập quán. Bên cạnh tín ngưỡng thờ trời đất, tổ tiên, bản
mệnh, các tôn giáo lớn: Khổng Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo, Đạo Mẫu cũng
ảnh hưởng rất nhiều trong đời sống tín ngưỡng của cư dân trong vùng. Điều đó
làm nên một diện mạo khá độc đáo trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng của
cư dân địa phương.
Lễ hội Báo slao ở xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, Lạng Sơn là một lễ
hội truyền thống điển hình của cư dân Tày- Nùng. Đã một thời lễ hội này bị mờ
nhạt do những biến đổi lịch sử, xã hội. Hiện nay sinh hoạt văn hoá này đã và
đang ở thời kỳ dần được khôi phục lại. Tìm hiểu, nghiên cứu lễ hội là một việc
làm cần thiết hiện nay. Điều đó chẳng những góp phần nghiên cứu văn hoá tộc
người, mà còn góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch văn hóa trong vùng.
Là sinh viên theo học ngành Văn Hóa Du Lịch chúng tôi tự nhận thấy
mình phải có trách nhiệm tìm hiểu nghiên cứu những giá trị văn hóa đó. Một
mặt để trau dồi những kiến thức cơ bản về văn hóa tộc người. Mặt khác để khai
thác tiềm năng du lịch của các giá trị văn hóa đó nhằm đưa du khách đi tìm hiểu
và khám phá những nét văn hóa trong đời sống thường ngày của các dân tộc
vùng đất này trong sinh hoạt, lễ hội truyền thống của họ.
Với những lý do trên chúng tôi đã mạnh dạn chọn “ Lễ hội Báo Slao ở xã
Quốc Khánh với phát triển du lịch văn hóa ở Trạng Định, Lạng Sơn ” làm đề tài
khóa luận.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về đặc điểm và các hình thức sinh hoạt văn hoá trong lễ và hội
Báo slao ở xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, Lạng Sơn, gắn hoạt động lễ hội
với kinh tế xã hội của địa phương trong đó có hoạt động du lịch.
- Cung cấp một hệ thống tư liệu về lễ và hội tại lễ hội Báo slao. Trình bày
quá trình diễn biến lễ hội rút ra những giá trị văn hoá tiêu biểu, đề xuất những
vấn đề cần bảo tồn phát huy và định hướng phát triển kinh tế du lịch trên địa
bàn xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định nói riêng, Lạng Sơn nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là tự nhiên, xã hội, văn hóa
của cư dân địa phương, trong đó lễ hội Báo slao là đối tượng cụ thể.
Do hạn chế nhiều mặt, và do khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp cử nhân,
nên xã Quốc Khánh là địa bàn nghiên cứu chính của khóa luận.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối của Đảng về kế thừa phát huy văn hoá truyền thống trong
xây dựng và bảo vệ đất nước.
Để thực hiện đề tài này tác giả đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu chủ
yếu là phương pháp Dân tộc học điền dã, với các kỹ thuật chủ yếu: Phỏng vấn
sâu, ghi chép thu thập tài liệu, quan sát thực địa, nghiên cứu thư tịch, chụp ảnh,
vẽ, xử lý thông tin, tư liệu ngay tại thực địa.
Nhằm bổ sung tư liệu, các phương pháp: nghiên cứu thư tịch, thống kê,
phân tích, so sánh, . cũng được áp dụng trong quá trình thực hiện khóa luận.
5. Nội dung và bố cục của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của khoá luận được trình
bày trong 3 chương :
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và cư dân ở Quốc
Khánh, Tràng Định.
Chương 2: Lễ hội Báo slao ở Quốc Khánh, Tràng Định.
Chương 3: Định hướng bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị của lễ hội Báo
slao để phát triển du lịch
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 777
⬇ Lượt tải: 16