Mã tài liệu: 245809
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,236 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
II. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.Mục đích nghiên cứu
Nếu như kết hôn là sự xác lập quan hệ vợ chồng của người nam và người nữ thì ly hôn là sự chấm dứt mối quan hệ đó. Ly hôn được coi là biện pháp cuối cùng giải thoát cho cả hai vợ chồng khi mà hôn nhân trở thành yếu tố cản trở cuộc sống của mỗi người. Mặc dù vậy, do tính chất phức tạp và hậu quả xã hội lớn mà ly hôn không được khuyến khích
Chúng ta lý giải như thế nào khi mà tỷ lệ ly hôn ngày càng cao? Nếu được hỏi "Vì sao bạn kết hôn ?", câu trả lời không chỉ là "Vì chúng tôi yêu nhau" mà sẽ còn là nhiều lý do khác. Và nếu được hỏi "Vì sao bạn quyết định ly hôn ?", câu trả lời cũng sẽ không chỉ là "Chúng tôi không còn yêu nhau." Trong một xã hội có hôn nhân tự nguyện thì chúng ta có thể hình dung việc lựa chọn bạn đời ngoài việc dựa trên tình yêu thì còn được dựa sự lựa chọn giữa cái được và cái mất. Thông thường, khi kết hôn, chúng ta sẽ có được sự ổn định về tài chính, sự động viên, bảo vệ, thỏa mãn nhu cầu sinh lý, tình cảm .Nhưng chúng ta sẽ bị ràng buộc về thời gian, có trách nhiệm với bạn đời và con cái. Phụ nữ còn phải nuôi con nhỏ, khó khăn hơn trong việc trau đồi kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, thậm chí có người còn phải nghỉ việc, cắt đứt quan hệ với bạn bè .Khi các cá nhân cảm nhận được sự cân bằng giữa được và mất, họ sẽ quyết định kết hôn. Và rõ ràng, các cá nhân cũng chỉ đi đến quyết định ly hôn khi mà họ cho rằng hôn nhân đối với họ trở nên mất nhiều hơn là được. Vậy vì sao khi kết hôn, cá nhân cảm nhận sự cân bằng giữa được và mất, thậm chí còn cho rằng được nhiều chứ mất chẳng bao nhiêu, thế mà sau thời gian chung sống thì họ lại thấy rằng mất nhiều hơn là được? Có thể lý giải rằng, trải qua thời gian, thang giá trị (hiểu một cách đơn giản thì giá trị là những gì mà cá nhân cho là đúng, là tốt, là đáng phải có và có xu hướng hành động để đạt được- thang giá trị là sự sắp xếp các giá trị theo mức độ ) của các cá nhân có sự thay đổi và ly hôn là kết quả của sự mất cân bằng các giá trị trong quan hệ hôn nhân
2. Đối tượng nghiên cứu
Là những cặp vợ chồng ly hôn ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Những năm gần đây, số lượng các vụ ly hôn (LH) ở Việt Nam đang tăng nhanh.
Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ LH thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ và đến năm 2010 thì con số này lên tới 126.325 vụ. Người vợ đứng đơn LH hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn với tỉ lệ là 47% và 28%. Tình trạng LH tăng theo nhóm tuổi: Nhóm từ 20-29 tuổi chiếm 1%, từ 30-39 tuổi chiếm 2%, từ 40-59 tuổi chiếm 3-4%. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỉ lệ LH từ 1,7-2%, thấp hơn tỉ lệ 4-6% của người không có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi LH của các cặp vợ chồng 18-60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm.
Cuộc điều tra này đã chỉ ra 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều nhất là: Mâu thuẫn về lối sống, ngoại tình, kinh tế, bạo lực gia đình. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là lối sống và ngoại tình
III. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính
- Phần mềm eview
- Biến phụ thuộc là tổng số vụ ly hôn ở Việt Nam
- Biến độc lập gồm: Các nguyên nhân dẫn đến ly hôn: ngoại tình (X2), lối sống (X3)
- Sử dụng số liệu số của tổng cục thống kê và một số website về gia đìn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 779
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 754
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1097
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 124
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 793
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 229
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 4
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1137
⬇ Lượt tải: 26