Mã tài liệu: 122709
Số trang: 36
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế
Trong tiến trình lịch sử, ngân sách nhà nước đã xuất hiện và tồn tại từ lâu. Với tư cách là công cụ tài chính rất quan trọng của nhà nước, ngân sách nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở 2 tiền đề khách quan là tiền đề nhà nước và tiền đề kinh tế hàng hoá - tiền tệ.
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động thu và chi tiêu quỹ tiền tệ của nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là nhà nước với một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc gia dưới hình thức giá trị. Đằng sau các hoạt động thu chi đó chứa đựng các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác.
Việc sử dụng ngân sách nhà nước có ý nghĩa quốc gia, có phạm vi tác động rộng lớn chứ không chỉ cần cho chi tiêu hành chính. Nó được sử dụng chủ yếu cho nhu cầu có tính toàn xã hội như chi tiêu cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng, chi cho đầu tư phát triển… Thông qua sự vận động của vốn ngân sách nhà nước, nhà nước thực hiện hướng dẫn, chi phối, kiểm soát các nguồn lực tài chính khác của đất nước.
Sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy vai trò của chi tiêu ngân sách nhà nước ngày càng trở nên quan trọng, nó tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế. Chi tiêu ngân sách đúng chỗ, đúng lúc thì sẽ tạo ra được hiệu quả lớn trong việc phát triển kinh tế. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý thì sẽ gây tổn thất, lãng phí rất lớn cho xã hội. Chính vì vậy, việc lựa chọn cơ cấu chi tiêu, phân bổ hợp lý các nguồn lực và quản lý chặt chẽ việc chi tiêu công là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động của ngân sách nhà nước.
Kết cấu đề tài:
I. Tổng quan về chi tiêu ngân sách và quản lý chi ngân sách nhà nước
II. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 2069
⬇ Lượt tải: 25