Mã tài liệu: 118980
Số trang: 37
Định dạng: docx
Dung lượng file: 118 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Qúa trình quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ ở các châu lục, các khu vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của tất cả các nước chậm phát triển. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và khó có thể bác bỏ.
Con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo kiểu cô lập với bên ngoài ngày nay không còn sức thuyết phục và hầu như không còn một quốc gia nào hướng tới nữa. Do vậy vấn đề đạt ra cho mỗi quốc gia là hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi như thế nào để có thể mang lại lợi ích tối đa với một mức giá tối thiểu qủa là một thách thức không nhỏ.
Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn cho nền kinh tế. Một trong những bước của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hoá thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và toàn cầu. Định hướng này đã được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn từ Đại hội Đảng lần thứ VI ( năm 1986) và được cụ thể hoá, phát triển lên tại Đại hội Đảng lần thứ VIII ( năm 1996).
Ngành dệt may Việt Nam ra đời từ năm 1958, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế ngành dệt may Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra và khẳng định được những ưu thế của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc cho thị trường thế giới. Hàng dệt may đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cùng với gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, v.v. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không ngừng tăng và hàng năm mang về cho đất nước một nguồn thu ngoại tệ lớn khoảng 1 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: hàng dệt may của Việt Nam bị canh tranh quyết liệt bởi hàng dệt may của các nước khác, do chất lượng, mẫu mã, v.v. Đặc biệt, việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, một thị trường truyền thống của Việt Nam cũng đang phải đối đầu với nhiều thách thức và khó khăn.
Kết cấu đề tài:
I. Yêu cầu của thị trường EU với hàng dệt may.
II.Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU trong thời gian qua.
III. Một số mục tiêu và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 67
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 201
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 5
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 17