Mã tài liệu: 122724
Số trang: 37
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế
Khái niệm tham nhũng được báo chí nhắc đến nhiều trong những năm Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới. Một phần do cơ chế thị trường đã tạo ra nhiều kẽ hở để những cán bộ, đảng viên bị tha hoá, biến chất không giữ được mình trước sự cám dỗ của tiền bạc, danh lợi. Tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến và trở thành một trong những nguy cơ của cách mạng Việt Nam. Nghị quyết đại hội IX của Đảng nêu rõ: Quan liêu, tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng đạo đức, chính trị, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, đang cản trở việc thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và giảm lòng tin của quần chúng nhân dân.
Trước sự đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống, pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí ra đời và được triển khai thực hiện ở tất cả các cơ quan, các đơn vị, các tổ chức kinh tế chính trị trong cả nước. Tại kỳ họp thứ 7, quốc hội khoá XI, chính phủ đã trình dự án luật phòng chống tham nhũng và sẽ được xem xét đưa ra lấy ý kiến nhân dân kể từ ngày 20/7 đến ngày 10/9 năm 2005. Việc chống tham nhũng chúng ta đã làm từ rất lâu, không phải bây giờ chúng ta mới tuyên chiến với tham nhũng. Nhưng một thực tế đang diễn ra là tham nhũng ở nước ta vẫn không hề giảm mà còn có xu hướng ngày càng trầm trọng. Qua công tác điều tra cho thấy tham nhũng không chỉ diễn ra ở một số ngành, một số lĩnh vực mà còn len lỏi vào hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế xã hội. Các cán bộ có chức sắc, có quan hệ ở tầm vĩ mô thì tham nhũng với số lượng lớn, ở những cán bộ có quan hệ tầm vi mô thì tham nhũng với số lượng nhỏ. Nói đúng hơn là số lượng tiền bạc, của cải bị tham nhũng phụ thuộc vào quan hệ, vị trí của cán bộ, vị trí của cán bộ đó. Ngày cả một công chức bình thường cũng có thể tham gia tham nhũng, miễn là có cơ hội. Chẳng hạn một công chức được phân công nắm giữ một lĩnh vực nào đó có giao dịch về kinh tế, thậm chí là giao dịch hành chính họ cũng có thể vòi vĩnh, gây khó khăn cho đối tượng để được hưởng" bồi dưỡng ".
Kết cấu đề tài:
Phần I. Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
PhầnII.Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 18