Mã tài liệu: 230023
Số trang: 56
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,006 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài:
Xử lí chất thải là một tất yếu khách quan của hoạt động kinh tế- xã hội hiện nay của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh, ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như đời sống của con người.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, nhìn chung công tác thu gom chất thải đã và đang diễn ra theo cách làm truyền thống: Toàn bộ rác thải được thu gom rồi đưa về nơi chôn lấp hoặc xử lí tuỳ theo từng thành phần của rác thải.Với cách làm như vậy, sẽ gây ra một số các kết quả tất yếu:
v Diện tích chôn lấp ngày càng tăng cao do khối lượng rác thải ngày càng gia tăng.
v Công tác xử lí và chế biến tại bãi chôn lấp cũng như tại nhà máy chế biến tốn nhiều chi phí để phân loại và xử lí theo từng thành phần.
Do yêu cầu giải quyết vấn đề qũy đất ngày càng hạn hẹpvà tận dụng các chất tái chế, tái sử dụng nên việc quản lí rác tải trên thành phố địa bàn thành phố hoạt động theo hai yêu cầu:
v Thứ nhất, hạn chế ở mức tối thiểu lượng rác thải phát sinh.
v Thứ hai, hạn chế ở mức tối thiểu lượng rác thải đem chôn lấp và tăng ở mức tối đa lượng rác thải đem tái chế, chế biến.
Với yêu cầu thứ nhất,việc hạn chế tối thiểu lượng rác thải phát sinh ta có thể dựa vào các tiến bộ khoa học kĩ thuật nếu như đó là rác thải phát sinh trong các hoạt động sản xuất, công nghiệp.Tuy nhiên, đối với rác thải páht sinh từ sinh hoạt cảu các hộ gia đình (rác thải sinh hoạt) thì đó là một vấn đề khó khăn, thực tế là không khả thi bởi các lí do chính sau:
v Thứ nhất, xu thế gia tăng dân số trên địa bàn thành phố đang ngày càng tiếp diễn nên lượng rác thải phát sinh tất yếu sẽ ngày càng nhiều.
v Thứ hai, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, tất yếu lượng rác thải phát sinh sẽ ngày càng nhiều.
Do vậy, chúng ta nên tập trung vào việc giải quyết yêu cầu “hạn chế tới mức tối thiểu lượng rác thải đem chôn lấp và tăng tới mức tối đa lượng rác thải đem tái chế, chế biến”. Để thực hiện yêu cầu này, chúng ta đã tiếp cận với một cách làm rất hữu hiệu mà hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đều đã và đang áp dụng như là một cách thức quản lí hiệu qủa nhất đối với rác thải sinh hoạt. Đó là việc “thu gom rác thải sinh hoạt tại nguồn”. Đây là cách thu gom mà rác thải đã được phân loại vô cơ- hữu cơ ngay từ nơi mà nó sinh ra và được đưa đi xử lí theo các hướng khác nhau tùy theo từng loại. Hiện tại thành phố đã và đang tiến hành thí điểm mô hình này trên địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn hiệu qủa của việc phân loại và có những đánh giá khách quan về vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá chi phí - lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Phan Chu Trinh- quận Hoàn Kiếm-Hà Nội” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
v Đánh giá các dòng chi phí -lọi ích của việc phân loai rác thải tại nguồn trên địa bàn thí điểm.
v So sánh hiệu quả của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và việc không tiến hành phân loại rác thải tại nguồn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến :
Dự án phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn phường Phan Chu Trinh- Hoàn Kiếm-Hà Nội.
4. Phươg pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu của mình, trong đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp “Phân tích chi phí lợi ích” cho việc đánh giá các dòng chi phí lợi ích của các phương án được đề cập.
5. Nguồn số liệu:
Các số liệu trong đề tài được cung cấp từ :
Xí nghiệp môi trường- đô thị số2 –Hà Nội
Nhà máy chế biến phân Compost Cầu Diễn
Khu xử lí rác Nam Sơn
6 Kết quả giả định:
Mục tiêu của đề tài là phân tích các dòng chi phí - lợi ích của dự án thí điểm phân loại rác thải tại nguồn, thông từ đó đưa ra các đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, làm cơ sở cho việc ra quyết định về quản lí rác thải một cách có hiệu quả nhất.
Đối với chuyên đề này, tôi giả định rằng kết quả thu được là hạn chế được lượng rác thải đem chôn lấp và gia tăng lượng phân bón hữu cơ sản xuất ra, tạo điều kiện cho việc tiếp tục và mở rộng thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn.
Kết quả phân tích sẽ kiểm định giả thiết này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 816
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 819
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 878
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 187
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 4
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1121
⬇ Lượt tải: 17