Mã tài liệu: 119048
Số trang: 51
Định dạng: docx
Dung lượng file: 361 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Giáo dục đào tạo không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế để có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc và công bằng xã hội. Nguồn gốc của sự phát triển và thịnh vượng không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn mà quan trọng nhất là khả năng sáng tạo của con người. Nhờ có giáo dục mà mỗi con người có năng lực trí tuệ, có hiểu biết và có khả năng nghề nghiệp. Hầu hết các nước trên thế giới đều đặt giáo dục ở vị trí hàng đầu trong các ưu tiên phát triển kinh tế xã hội đất nước. Ở nước ta, điều 35 Hiến pháp cũng xác định, “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân”.
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Giáo dục được thực hiện trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể và phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Vì thế những yêu cầu của nền kinh tế - xã hội đối với giáo dục, đối với đội ngũ lao động là những cơ sở quan trọng cho việc xác định phương hướng phát triển giáo dục. Sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra những yêu cầu đối với giáo dục trên nhiều phương diện. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước và quốc tế đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục. Việt Nam đang ở trong giai đoạn công nghiệp hoá nền kinh tế và xã hội. Mặt khác Việt Nam đã gia nhập WTO ngày 15.11.2006 (trở thành thành viên chính thức ngày 11.01.2007), tức là đã trực tiếp tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế. Điều đó có ý nghĩa là vấn đề toàn cầu hoá và những yêu cầu của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức cũng trực tiếp tác động đến kinh tế, xã hội cũng như thị trường lao động của Việt Nam.
Trước những thời cơ và thách thức đó, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cần có những nhìn nhận xác thực về công tác quản lý và đào tạo. Trên cơ sở đó để nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển nhà trường.
Kết cấu đề tài:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 219
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 193
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 15
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 707
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 883
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 20