Mã tài liệu: 49819
Số trang: 103
Định dạng: docx
Dung lượng file: 728 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Đô thị hoá là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước châu á. Những năm gần đây, quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ hết sức nhanh chóng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thành phố ngày càng mở rộng hơn và phát triển mạnh mẽ ra các vùng ven đô và phụ cận. Điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt ngày 20/6/1998 đ• xác định nhu cầu sử dụng đất đô thị đến năm 2020 là 25.000 ha với dân số thành phố Hà Nội trung tâm là 2,5 triệu người, cần thêm khoảng 19.300 ha đất đai so với hiện nay. Cùng với việc xây dựng các chùm đô thị đối trọng Miếu Môn, Xuân Mai, Hoà Lạc, Sơn Tây, Sóc Sơn, Xuân Hoà, Đại Lải, Phúc Yên…vùng ven đô của Hà Nội đang nằm trong phạm vi phát triển trực tiếp của thủ đô ra bên ngoài. Để đáp ứng nhu cầu đó, một loạt các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới đ• được thu hút ra các vùng ngoại vi để làm cơ sở kinh tế vững chắc cho phát triển đô thị, kèm theo đó là sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao.
Trước kia, Hà Nội mới chỉ có 4 quận nội thành là: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm nhưng hiện nay dưới tác động của quá trình đô thị hoá, Hà Nội đ• hình thành thêm 5 quận nữa đó là: Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên. Theo đó, diện tích đất đặc biệt là đất nông nghiệp của các huyện ngoại thành có xu hướng giảm mạnh. Vì vậy việc đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hoá ở ngoại thành Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề một cách cơ bản là việc làm hết sức cần thiết.
Trước đòi hỏi của quá trình đô thị hoá vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng có hiệu quả ngày càng cao là yêu cầu tất yếu ở nước ta nói chung cũng như Hà Nội nói riêng. Là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội nên huyện Đông Anh vẫn còn đặc trưng bởi sự pha trộn giữa các làng x• và đất đai canh tác nông nghiệp. Để có thể hoà vào quá trình đô thị hoá, hơn lúc nào hết vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, tốc độ thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn còn chậm chạp làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng; việc thu hồi, đền bù, giải toả cũng như đảm bảo chất lượng tái định cư của nhân dân bị thu hồi đất, vấn đề việc làm, thu nhập…còn nhiều vướng mắc nảy sinh, ảnh hưởng đến an sinh x• hội. Cách quản lý đất đai theo phương pháp hành chính tỏ ra không hiệu quả, quan liêu và không thu hút được sự tham gia của chủ sử dụng đất vào phát triển đất đô thị.
Đảng và Nhà nước ta đ• có nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những vướng mắc kể trên. Tuy nhiên, các chính sách còn chưa đầy đủ, cơ sở lí luận chưa vững vàng, việc thực thi chưa đồng bộ, tổ chức triển khai còn nhiều bất cập thậm chí tồn tại không ít tiêu cực.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 168
⬇ Lượt tải: 15
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 200
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 192
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 856
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 908
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1950
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 2
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 1211
⬇ Lượt tải: 16