Mã tài liệu: 85987
Số trang: 112
Định dạng: docx
Dung lượng file: 670 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn trên 10% vào năm 2008, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), được bầu là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế khác. Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Cũng như một số nước đang phát triển khác, vốn hỗ trợ phát triển đã và đang đóng vai trò là đòn bẩy phát triển kinh tế – xã hội cho Việt Nam, giúp chúng ta thực hiện được những chiến lược phát triển và xóa đói giảm nghèo, nhanh chóng vươn tới được những “Mục tiêu thiên niên kỷ” đến năm 2020. Thực tế cũng đã cho thấy, rất nhiều quốc gia phát triển hiện nay như Nhật Bản, Hàn Quốc… trước kia cũng gây dựng nền kinh tế vững chắc, xây dựng những công trình trọng điểm quốc gia quan trọng nhờ vào nguồn vốn ODA.
Tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối với các nước đang và chậm phát triển hiện nay đặc biệt là Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một nước nhận viện trợ nào cũng có thể phát huy tối đa hiệu quả của dòng vốn ưu đãi này. Thu hút được nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ đã khó, quản lý và sử dụng nguồn vốn này như thế nào cho tốt, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như yêu cầu của nhà tài trợ lại càng khó hơn. Chỉ có một cơ chế quản lý ODA chặt chẽ, phân cấp phân quyền rõ ràng mới có thể biến những đồng vốn viện trợ trở thành những dự án, công trình đem lại lợi ích thực sự cho người dân nước nhận viện trợ. Vấn đề đặt ra là nên áp dụng chính sách quản lý ODA như thế nào, nếu có phân cấp thì phân cấp đến đâu là phù hợp, quản lý thế nào để có thể phát huy được hiệu quả của từng đồng vốn ODA đối với quá trình phát triển của nước nhận tài trợ
Kết cấu đề tài:
Chương I - tổng quan về chính sách quản lý và sử dụng Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Chương II - Thực trạng triển khai chính sách phân cấp quản lý và sử dụng Vốn hỗ trợ phát triển
Chương III - Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách phân cấp quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 191
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 16
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 123
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 27
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 18
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 16
⬇ Lượt tải: 8
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 844
⬇ Lượt tải: 18