Mã tài liệu: 118792
Số trang: 71
Định dạng: docx
Dung lượng file: 619 Kb
Chuyên mục: Bảo hiểm
Có thể nói, khám phá ra lửa được coi là một trong những phát hiện vĩ đại nhất của loài người. Ngọn lửa giúp con người sưởi ấm, nấu chín thức ăn, thoát khỏi thời kỳ tăm tối, giúp con người bước sang một thời kỳ mới văn minh, tiên tiến hơn. Tuy nhiên, ngọn lửa cũng đã gây ra không biết bao nhiêu tai hoạ cho con người.
Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng trên 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ xảy ra ở tất cả các nước, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD, hàng trăm triệu người bị chết và bị thương, hàng triệu gia đình phải sống cảnh “màn trời chiếu đất”, mất việc làm, mất thu nhập. Hậu quả mà hoả hoạn để lại là không thể lường trước được.
Ở Việt Nam, do trình độ nhận thức về sử dụng và quản lý nguồn lửa còn hạn chế, thêm vào đó là phương tiện phòng cháy lạc hậu, ngõ ngách nhỏ, ý thức phòng cháy chữa cháy chưa cao, nên nguy cơ hoả hoạn là rất lớn, trong khi đó các biện pháp đề phòng và khắc phục hạn chế rủi ro còn chưa đầy đủ và hiện đại. Xã hội càng phát triển, tình hình hoả hoạn ngày càng nghiêm trọng hơn và nó đang tác động to lớn đến nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội. Theo thống kê của Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn, cứu hộ (thuộc Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an), trong năm 2009, cả nước đã xảy ra 1.948 vụ cháy, trong đó, có 1.677 vụ cháy ở các cơ sở và nhà dân, 271 vụ cháy rừng làm 62 người chết và 145 người bị thương. Tổng thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 500 tỉ đồng và gần 1.400 ha rừng bị xóa sổ. Bên cạnh đó, cũng xảy ra 18 vụ nổ, làm chết 16 người, bị thương 42 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,3 tỉ đồng. Nguyên nhân gây cháy phần lớn là do thiếu ý thức, sơ suất trong sinh hoạt sử dụng thiết bị điện và vi phạm quy định về PCCC. Đặc biệt, từ đầu năm 2010 đến nay, số vụ cháy xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước, nhiều doanh nghiệp bị thiêu rụi cả nhà xưởng, thiết bị sản xuất, làm thiệt hại cả về người và của.
Hỏa hoạn chính là mối đe doạ thường trực rất lớn và tác động sâu sắc đến hoạt động sản xuất nói chung. Chính vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng đó mà bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có vai trò và tác dụng sâu sắc. Bảo hiểm hoả hoạn thực hiện nguyên tắc số đông bù số ít, gây dựng những quỹ bồi thường để bù đắp kịp thời những thiệt hại do hoả hoạn gây ra, ổn định tài chính cho người được bảo hiểm và ổn định xã hội. Mặt khác, do tính chất kết hợp đã nêu trên, bảo hiểm hoả hoạn còn có khả năng thúc đẩy các đơn vị tham gia bảo hiểm thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, tăng cường tính tự chủ của các đơn vị trong việc phục hồi khả năng sản xuất kinh doanh sau hoả hoạn và tạo ra sự ổn định lớn trong nền kinh tế.
Ở Việt Nam, bảo hiểm hoả hoạn bắt đầu được thực hiện từ năm 1989 sau khi có Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17-01-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy tắc về bảo hiểm hoả hoạn. Đến nay, do tính cấp thiết của bảo hiểm hoả hoạn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08-11-2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, trong số hơn 30.000 cơ sở thuộc diện quy định, chỉ có hơn 15% tham gia mua bảo hiểm bắt buộc. Nếu tính cả những trường hợp mua bảo hiểm tự nguyện, tỉ lệ này cũng chỉ vào khoảng 42%. Sau vụ cháy chung cư tòa nhà 18 tầng tại Hà Nội vừa qua, nhiều người mới “giật mình” khi biết hầu hết các chung cư hiện nay không mua bảo hiểm cháy nổ cho dù đây là quy định bắt buộc.
Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm hoả hoạn và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ, sau một thời gian thực tập tại phòng Phi Hàng Hải của Công ty bảo hiểm Toàn cầu (GIC), được sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của công ty và sự hướng dẫn rất nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Lệ Huyền, em đã chọn đề tài: “Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn ở công ty Bảo Hiểm Toàn cầu giai đoạn 2006 - 2010”.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 - Tổng quan về bảo hiểm hỏa hoạn
Chương 2 – Tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm Hỏa hoạn tại công ty Bảo hiểm Toàn cầu giai đoạn 2006 - 2010
Chương 3 – Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm Hỏa hoạn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 21
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 24
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 14
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16