Mã tài liệu: 62096
Số trang: 57
Định dạng: docx
Dung lượng file: 160 Kb
Chuyên mục: Bảo hiểm
Từ sau bước chuyển mình sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, nền kinh tế nước ta có sự thay đổi, mở rộng và ngày càng phát triển lớn mạnh. Các hoạt động giao lưu phát triển kinh tế giữa các tỉnh thành trong cả nước được mở rộng và đặc biệt là hoạt động thương mại, giao thông vận tải được quan tâm chú ý hơn cả. Có thể nói đây la hai hoạt động huyết mạch của nền kinh tế, “ không có thương mại nếu không có vận chuyển “. Hoạt động trao đổi thương mại giữa các địa phương trong cả nước không ngừng lớn mạnh về số lượng, chủng loại điều đó cũng đồng nghĩa với việc vận chuyển hàng hoá cũng có sự đa dạng tương ứng. Đối với hàng hoá vận chuyển nội địa nó có một số những đặc điểm rất cơ bản mà chúng ta sẽ đề cập dưới đây.
Hàng hoá vận chuyển nội địa khác với hàng hoá xuất nhập khẩu là nó chỉ liên quan đến các chủ thể là các đối tác kinh tế trong nước. Mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế đó được đảm bảo thông qua hợp đồng vận chuyển. Hàng hoá vận chuyển nội địa thường không có những vấn đề liên quan tới sự kiểm soát của hải quan, có hay không có vượt qua biên giới. Đây là đặc điểm riêng của hàng hoá vận chuyển nội địa. Hàng hoá vận chuyển nội địa có chủng loại cực kì đa dạng, hơn rất nhiều so với hàng hoá xuất nhập khẩu và nó được chuyên chở trên nhiều hành trình với các phương tiện tương ứng như đường không, đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Do đó các rủi ro của hàng hoá vận chuyển nội địa phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, cơ sở hạ tầng cũng như tình hình chính trị trong nước. Đất nước ta có mạng lưới giao thông đa dạng về chủng loại, có cả đường bộ, đường hàng không, đường thuỷ, đường ven biển. Với trên 3000 km đường sắt, 17 vạn km đường bộ, 1 vạn km đường sông, 8 cảng biển chính, 3 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa. Thực trạng hoạt động của những tuyến giao thông còn nhiều hạn chế. Cho nên rủi ro đối với hàng hoá vận chuyển nội địa ngày càng gia tăng.
Một đặc điểm của hàng hoá vận chuyển nội địa nữa là việc tham gia bảo hiểm có khác với hàng hoá xuất nhập khẩu, không bắt buộc. Các chủ hàng có thể mua bảo hiểm hoặc không khi chi phí bỏ ra lớn hơn những gì họ nhận được từ hàng hoá.
Trên đây là những đặc điểm riêng có của việc vận chuyền hàng hoá nội địa do vậy việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa là hoàn toàn cần thiết và khách quan.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 156
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem