Mã tài liệu: 122592
Số trang: 55
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế
Từ trước tới nay ta đ• gặp rất nhiều các quá trình như: quá trình thủy lực, quá trình chuyển khối và truyền nhiệt... Đó chỉ là các quá trình vật lý thuần túy nên đối với những quá trình có sự tham gia của phản ứng hóa học không thể phản ánh được các ảnh hưởng của nhiệt động hóa học, động hóa học trong một số trường hợp cả về điện hóa, quang hóa và sinh hóa lên quá trình chung.
Để giải quyết vấn đề này việc nghiên cứu, tính toán thiết bị phản ứng sẽ cho ta một kiến thức toàn diện hơn. Thiết bị phản ứng là công cụ để thực hiện những công việc kỹ thuật như: có khả năng điều khiển quá trình, hạn chế sự phát sinh nguồn năng lượng hoạt hóa, hoặc quan hệ cân bằng bất hợp lý bằng sự thay đổi nhiệt độ, áp suất trong hệ hoặc dùng xúc tác và các phương pháp khác như điện hóa, quang hóa hoặc cơ học khác. Bản chất của quá trình kỹ thuật là hiện tượng chuyển hóa. Vì vậy việc tính toán thiết bị được tiến hành khi xác định các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình chuyển hóa. Để đơn giản trong tính toán, thiết bị phản ứng được chia 3 loại chủ yếu trong điều kiện lý tưởng :
1. Thiết bị khuấy gián đoạn.
2. Thiết bị khuấy liên tục.
3. Thiết bị đẩy lý tưởng.
Mục tiêu của tính toán thiết bị là tìm những điều kiện làm việc tối ưu, đề suất các thiết bị mới có năng suất cao và hướng cải tiến các loại thiết bị cũ đang được sử dụng.
Chọn thiết bị phản ứng: Trong đồ án này em chọn thiết bị phản ứng loại tháp do thiết bị loại tháp luôn làm việc ổn định và sự thay đổi của hỗn hợp phản ứng trong không gian thiết bị không phụ thuộc vào thời gian mà chỉ phụ thuộc vào tọa độ không gian.
Tháp phản ứng được chia nhiều lớp đoạn nhiệt làm việc ở áp suất cao theo nguyên tắc đẩy lý tưởng (không có dòng khuếch tán theo hướng kính, mà chỉ có dòng khuếch tán theo hướng trục). Trong mỗi lớp đó người ta đổ lớp xúc tác dưới dạng đệm có chiều cao xác định. Để đảm bảo điều kiện đoạn nhiệt, thân tháp được bao bọc bởi lớp bảo ôn có khả năng cách nhiệt tốt đồng thời để bảo đảm nhiệt độ trong toàn tháp (đạt độ chuyển hóa cao nhất) người ta chia tháp làm nhiều bậc sau mỗi bậc thực hiện quá trình truyền nhiệt. Như vậy mỗi bậc của tháp làm việc đoạn nhiệt nhưng toàn tháp làm việc đẳng nhiệt.
Trong tháp thực hiện quá trình truyền nhiệt sau mỗi bậc bằng việc dùng khí lạnh để điều khiển nhiệt độ giữa các bậc.
Kết cấu đề tài:
I.Tính toán cho bậc thứ nhất .
II. Tính toán cho bậc thứ hai.
III. Tính toán cho bậc thứ Ba .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 2203
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem