Mã tài liệu: 215806
Số trang: 32
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 176 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Xã hội hoá vai trò giới không đến một cách tự nhiên mà nó là quá trình con người học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân. Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình ảnh phản ánh sự khác biệt giới là rất phổ biến. Do đó, truyền thông đại chúng thực hiện vai trò quan trọng của mình trong việc gây dựng quan niệm về vai trò giới, góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình trong một thế giới rộng lớn.
Nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ trên các phương tiện truyền truyền thông là một chủ đề đã từng được đề cập bởi các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ở nước ngoài, hình ảnh người phụ nữ được xem xét trong nhiều ngữ cảnh, như trên tạp chí thời trang, trên các quảng cáo thương mại, trên các truyện tranh dành cho thiếu nhi, trên phim ảnh, tin tức thời sự Hầu hết các nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi: Hình ảnh người phụ nữ được thể hiện như thế nào? Những ẩn ý đằng sau những hình ảnh đó là gì? Ảnh hưởng nếu có của chúng đối với công chúng? Một số nghiên cứu có quy mô lớn như Global Media Monitoring Project (Dự án kiểm soát truyền thông toàn cầu) còn tìm hiểu về tần suất xuất hiện hình ảnh người phụ nữ trên truyền thông, trong đó bao gồm cả số lượng nữ phóng viên/ biên tập viên/ phát thanh viên trong ngành truyền thông.
Mặc dù đã có một số chuyển biến, hình ảnh người phụ nữ vẫn còn bị đặt trong những khuôn mẫu cứng nhắc về tính cách, vai trò xã hội và nghề nghiệp. Trong quảng cáo thương mại, phụ nữ thường gặp chủ yếu với hình ảnh người nội trợ. Đặc biệt hình ảnh phụ nữ còn được đưa ra như những biểu tượng gợi dục. Cách làm này được xem là sự hạ thấp giá trị và vị thế của người phụ nữ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của gia đình và xã hội khi truyền thông không phản ánh khách quan và đầy đủ vai trò và vị thế của giới nữ.
Thông qua đề tài tìm hiểu về “Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông” nhằm thấy được một số vai trò của người phụ nữ trên phương tiện truyền thông. Ngoài ra tìm ra những điểm mới về sự thay đổi vai trò và vị trí của người phụ nữ trên một số phương tiện truyền thông hiện nay và một thực trạng sự lạm dụng hình ảnh người phụ nữ trong một số chương trình quảng cáo. Từ đó có được những hiểu biết và nhận định ban đầu về vấn đề bất bình đẳng giới trên một số phương tiện truyền thông hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 875
⬇ Lượt tải: 18