Mã tài liệu: 127404
Số trang: 3
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Xã hội học
ông nghiệp; tiếp đó là Đợt sóng văn minh công nghiệp và hiện nay là sự xuất hiện của văn minh thông tin. Việt Nam đang chồng chất của cả ba Đợt sóng văn minh. Hiện nay nước ta vẫn còn một số đặc trưng cơ bản của Đợt sóng văn minh nông nghiệp, đang nằm trong Đợt sóng văn minh công nghiệp và cũng đang xuất hiện Đợt sóng văn minh thông tin. Hay nói một cách khác Việt Nam là một nước nông nghiệp, đang trong quá trình công nghiệp hoá và đón đầu nền kinh tế thông tin. Cụ thể:
+ Nguồn năng lượng chính mà chúng ta đang sử dụng vừa có năng lượng cơ bắp vừa có sự hỗ trợ của máy móc và vừa có năng lượng trí tuệ. Nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số làm nông nghệp, nông dân nước ta vẫn dùng sức lao động cơ bắp là chủ yếu có sự hỗ trợ của sức lao động của động vật (trâu, bò, ngựa…) với hình ảnh “con trâu đi trước cái cày đi sau” (Đợt sóng của văn minh nông nghiệp). Bên cạnh đó nước ta còn đang trong quá trình cơ giới hoá, hoá học hoá, điện khí hoá và hoá học hoá, nâng lên tầm mới là công nghiệp hoá. Năng lượng được sử dụng có sự hỗ trợ của máy móc, ngoài ra còn sử dụng năng lượng thuỷ điện, nhiệt điện và cũng xuất hiện điện nguyên tử, than, dầu khí (đang được khai thác xuất khẩu ở dạng thô)…. Chủ yếu là những năng lượng không thể thay thế được và là năng lượng hữu hạn (Đợt sóng văn minh Công nghiệp). Mặt khác, chúng ta cũng đ• và đang xuất hiện một số ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao, và được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn (Đợt sóng văn minh thông tin).
+ Biểu hiện của 3 làn sóng văn minh ở một số mặt cơ bản còn khá rõ. Nền kinh tế còn manh mún, tiểu nông, biểu hiện rõ nhất trong nông nghiệp. Nước ta đang bước vào một x• hội tiêu chuẩn hoá trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp. Nhưng người Việt Nam còn thiếu tác phong công nghiệp, còn “cao su” trong thời gian, “hay mất uy tín”…. Đó là những tàn dư của x• hội nông nghiệp. ở nước ta hiện nay, chúng ta cũng đang đi vào một x• hội được chuyên môn hoá và đồng bộ hoá trong sản xuất, và sản xuất mang tính x• hội hoá ngày càng cao, không còn tình trạng “tự cung tự cấp” sản xuất mỗi thứ một chút nữa. Đó không chỉ là trong lĩnh vực công nghiệp mà còn ở trong các lĩnh vực khác trong đó có nông nghiệp. Cùng với sự phân tán trong nông nghiệp thì trong công nghiệp thì lại đang diễn ra quá trình tập trung hoá cao, tiêu biểu là việc “mọc lên như nấm” của các khu công nghiệp. Thời kỳ này thì mô hình gia đình hạt nhân ngày càng đang phổ biến, mặt khác xuất hiện ngày càng nhiều người có tư tưởng sống đợc thân…. đó là một minh chứng quan trọng của Đợt sóng thứ hai ở nước ta. Hiện nay ở nước ta máy tính điện tử thâm nhập khá sâu vào hầu như tất cả các ngành các lĩnh vực trong đời sống x• hội, xuất hiện một số ngành về tự động hoá ít có sự tham gia trực tiếp của con người mà chỉ đòi hỏi một đội ngũ rất ít công nhân kỹ thuật cao và trở thành ngành mũi nhọn của nước ta. Đặc biệt những ngành, những bộ phận có quan hệ quốc tế. Xuất hiện những công ty xuyên quốc gia ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp “không khói”, những ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao đòi hỏi độ chính xac tuyệt đối, số người vào làm trong khu vực dịch vụ ngày càng tăng. Thông tin ở mức độ nhanh chóng. Và ở nước ta cũng đ• bắt đầu xuất hiện cụm từ “kinh tế tri thức”….. (đó là những biểu hiện của Đợt sóng thứ ba).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1039
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 787
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 936
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 996
⬇ Lượt tải: 16