Mã tài liệu: 219004
Số trang: 31
Định dạng: doc
Dung lượng file: 160 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Để một nền kinh tế phát triển bền vững thì nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định. Vì vậy, không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cùng với xu hướng trên, Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Giáo dục đóng vai trò quan trọng là vậy, tuy nhiên thời gian gần đây, dư luận đang “nóng” lên vì những thông tin học sinh bỏ học. Tình trạng học sinh bỏ học hàng loạt đang gia tăng ở các địa phương, khiến những ai có tâm huyết với giáo dục không khỏi băn khoăn, trăn trở. Vấn đề này nếu không được quan tâm đúng mức sẽ đưa đến những hậu quả xấu cho bản thân học sinh bỏ học, gia đình của các em và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội.
Có thể thấy rằng, việc khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh hiện nay là vấn đề hết sức bức thiết và đòi hỏi sự quan tâm của nhiều thành phần. Trong điều kiện giới hạn, nhóm chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp vấn đề bỏ học của học sinh THCS” (Điển cứu tại quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh), nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng và nêu lên những suy nghĩ về biện pháp khắc phục vấn đề này.
2. Sơ lựợc về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Thực trạng bỏ học của học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng, thực chất đã diễn ra trong một thời gian khá dài nhưng hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề này chỉ được nhắc đến và đưa ra bàn luận trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngoài trọng tâm đào tạo con người với đầy đủ năng lực và phẩm chất, thì vấn đề bỏ học của học sinh trung học cũng ngày càng được Đảng, Nhà nước và các tổ chức ban ngành quan tâm. Tuy nhiên, có thể thấy các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này vẫn chưa nhiều và chưa thật sự phản ánh một cách chân thật nhất, khái quát nhất thực trạng vấn đề. Có chăng chỉ là những trang tin đăng tải trên các tờ báo (báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, báo Sài Gòn giải phóng .), trên internet hoặc một số tin ngắn, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh các sự kiện liên quan hay một số bài trích ngắn của các tác giả quan tâm đến vấn đề này.
Tập trung giải quyết các “điểm nóng” tại buổi họp báo định kỳ tháng 3 năm 2008 của Bộ GD-ĐT tổ chức ở Hà Nội ngày 12/3/2008, do Phó thủ tướng -Bộ trưởng bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân chủ trì, Bộ GD-ĐT đã dành phần lớn thời gian để nói về vấn đề bỏ học và giải pháp để khắc phục.
Ngày 14 tháng 3 năm 2008, Bộ GD-ĐT có công văn số 2092/BGD&ĐT-VP gửi đến lãnh đạo các Tỉnh, Thành phố trên cả nước giải trình về tình trạng học sinh bỏ học trong học kỳ I năm học 2007-2008.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Trần Xuân Nhĩ và một số cá nhân quan tâm (Thạc sĩ Nguyễn Kim Nương - Đại học An Giang, ông Lê Văn Lâm – Đường Nguyễn Văn Cừ - quận 1) cũng đã có những ý kiến đóng góp trong việc chỉ ra nguyên nhân và kiến nghị một số biện pháp nhằm ngăn ngừa, khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh trung học.
Liên quan đến vấn đề bỏ học và lưu ban của học sinh, đã có một số nghiên cứu nhỏ được tiến hành như :
1.Đề tài: “Khảo sát tình hình lưu ban, bỏ học của học sinh 2 trường vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đặng Văn Minh, Viện Nghiên cứu giáo dục, năm 1992. Nghiên cứu được tiến hành tại hai trường: Trường THCS Đặng Trần Côn và Trường Cấp II, III Võ Văn Tần (năm học1990 – 1991). Tác giả đã đánh giá thực trạng và chỉ ra những nguyên nhân bỏ học của học sinh tại hai trường này. Đề tài đã đưa ra những nguyên nhân chủ quan, cũng như khách quan khiến học sinh bỏ học, những nguyên nhân từ phía bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Từ việc phân tích nguyên nhân, tác giả đã đề xuất những giải pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng bỏ học, nó thật sự có ý nghĩa đối với ngành giáo dục tại thời điểm đó.
2. Bài trích “Hiện tượng lưu ban, bỏ học :Thực trạng, nguyên nhân, vấn đề và biện pháp / Thái Duy Tuyên // Nghiên cứu giáo dục - 1992 - Số 242 - Tr.4-6”. Tác giả đã phản ánh thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng lưu ban, bỏ học và đưa ra những biện pháp cần thiết để ngăn chặn và khắc phục tình trạng trên. Qua đề tài, có thể thấy được tình trạng bỏ học, lưu ban của học sinh ở từng vùng, từng miền là khác nhau: về nguyên nhân, tỷ lệ, hệ quả . từ đó tác giả đưa ra những biện pháp ngăn chặn, khắc phục phù hợp với từng nơi.
3.Bài trích “Về nguyên nhân và biện pháp chống bỏ học / Phạm Thanh Bình // Nghiên cứu giáo dục - 1992 - Số 242 - Tr.31- 32”. Tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản nhất khiến học sinh phải bỏ học: nó có thể xuất phát từ phía nhà trường, học sinh, gia đình và toàn xã hội. Bên cạnh việc nêu ra những nguyên nhân, tác giả đã nêu lên được những biện pháp để ngăn chặn và giải quyết vấn đề đang được quan tâm lúc bấy giờ.
4. Bài trích “Vấn đề lưu ban, bỏ học ở Thành phố Hồ Chí Minh / Hồ Thiệu Hùng // Nghiên cứu giáo dục - 1992 - Số 242 - Tr11-12”. Tác giả đã nêu lên được những đặc điểm chủ yếu về điều kiện kinh tế - xã hội - giáo dục ở TP.Hồ Chí Minh và thực trạng lưu ban, bỏ học của học sinh tại thời điểm nghiên cứu. Qua bài trích, tác giả đã chỉ rõ nguyên nhân khiến cho học sinh bị lưu ban, bỏ học tại một thành phố lớn và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng này.
5. Báo cáo của Ông Mai Phú Thanh – Chuyên viên Sở GD-ĐT về “Thực trạng học sinh lưu ban, bỏ học tại Thành phố Hồ Chí Minh đầu năm học 2007 – 2008” (Báo cáo tại hội thảo “Nguyên nhân và giải pháp thực trạng bỏ học của học sinh hiện nay”, được tổ chức tại Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng ngày 25/04/2008”. Trong báo cáo của mình, ông Mai Phú Thanh đã trình bày sơ bộ về tình hình học sinh theo học ở các cấp, kết quả xếp loại học lực hàng năm và đặc biệt là đưa ra những con số thống kê về nguyên nhân bỏ học của học sinh hiện nay. Điểm đáng lưu ý của báo cáo là ông đã đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược, nêu bật vai trò của các cấp ban ngành cũng như của các đơn vị, tổ chức có trách nhiệm trong việc hạn chế và ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học hiện nay.
Trong điều kiện giới hạn về thời gian và phương tiện tra cứu, nhóm chúng tôi chỉ có thể sơ lược được một số nghiên cứu nêu trên. Nguồn tư liệu nhóm thu thập được chủ yếu từ một số bài trích của các đề tài nghiên cứu cách đây khá lâu (năm 1992), còn lại một số thông tin liên quan đến vấn đề bỏ học của học sinh THCS hiện nay được lấy từ các bài báo, dữ liệu trên internet và tài liệu tham dự hội thảo “Nguyên nhân và giải pháp thực trạng bỏ học của học sinh hiện nay” (ngày 25/04/2008). Qua đó, cũng có thể nhận định rằng, tình hình nghiên cứu vấn đề bỏ học của học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng còn rất hạn chế.
3. Mục tiêu của đề tài
Hiện nay, tình trạng bỏ học của các em học sinh đang ngày càng gia tăng và trở thành điểm “nóng” được cả xã hội quan tâm. Có khá nhiều hội thảo, cuộc họp báo được tổ chức nhằm tìm ra nguyên nhân, giải pháp của thực trạng trên. Dưới góc độ một cuộc nghiên cứu nhỏ của Sinh viên ngành Công tác xã hội, nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp vấn đề bỏ học của học sinh THCS” nhằm tìm hiểu thực trạng của vấn đề bỏ học, từ đó đưa ra những suy nghĩ mang tính giải pháp để hạn chế và ngăn chặn vấn đề này.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu như đã nêu trên, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm trả lời cho những câu hỏi cụ thể sau:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở hiện nay?
+ Thực trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở hiện nay như thế nào?
+ Với hiện trạng bỏ học như hiện nay thì sẽ mang lại hậu quả gì cho chính bản thân học sinh, cho gia đình và cho toàn xã hội?
+ Những biện pháp nào có thể ngăn ngừa, khắc phục tình trạng bỏ học?
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
[*]Đối tượng nghiên cứu: vấn đề bỏ học của học sinh trung học cơ sở hiện nay.
[*]Khách thể nghiên cứu: Học sinh trung học cơ sở (điển cứu tại quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh).
[*]Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu tại 3 trường THCS ở quận Thủ Đức, đó là: Trường THCS Linh Trung, Trường THCS Trương Văn Ngư và Trường THCS Tân Phú.
6. Ý nghĩa thực tiễn
Chúng tôi - những sinh viên ngành CTXH trong tương lai sẽ trở thành những nhà cán sự xã hội. Thông qua việc thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào việc cải thiện tình trạng bỏ học đang trở thành điểm nóng như hiện nay. Giúp cho mọi người hiểu được nguyên nhân, hiện trạng và thấy được hậu quả to lớn của nó đối với chính bản thân học sinh, gia đình và toàn thể xã hội trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Ngoài ra, chúng tôi mong rằng sẽ tích lũy được kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt vai trò của một nhân viên CTXH, tự trang bị cho mình những kiến thức trong việc truyền thông về vai trò quan trọng của giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để cùng chung tay thực hiện 3 mục tiêu lớn của ngành giáo dục đó là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, phấn đấu để Việt Nam hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS trong năm 2010 và xa hơn nữa là phổ cập trung học phổ thông.
7. Ý nghĩa khoa học
Tuy chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng đề tài của chúng tôi thực sự có ý nghĩa khoa học. Đề tài được tổng hợp và phân tích từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy (thống kê của Sở GD-ĐT Thành phố Hồ Chí Minh về tình trạng bỏ học của học sinh đầu năm học 2007 – 2008 ) sẽ là cơ sở khoa học để các nghiên cứu tiếp theo có thể tham khảo. Ngoài ra, với kết quả nghiên cứu bước đầu, sẽ tạo điều kiện để thực hiện nghiên cứu vấn đề này ở cấp cao hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1149
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 4129
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 6787
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 2640
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 881
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 946
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 6325
⬇ Lượt tải: 16