Mã tài liệu: 219005
Số trang: 22
Định dạng: doc
Dung lượng file: 193 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
PH ẦN I: D ẪN NH ẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, đội ngũ giai cấp công nhân là lực lượng chính tạo ra sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, Tổng biên tập tạp chí Cộng sản : “Đội ngũ công nhân nước ta hiện nay có khoảng chín triệu người, chiếm 1/3 lực lượng lao động toàn xã hội, hàng năm làm ra khối lượng sản phẩm chiêm hơn 1/2 tổng sản phẩm quốc dân và đóng trên 60% ngân sách cả nước”.
Đội ngũ công nhân của ta ngày nay tập trung nhiều nơi đô thị. Thật vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với sự ra đời nhiều nhà máy, xí nghiệp đã thu hút hàng ngàn người từ nông thôn ra thành phố để tìm kiếm việc làm, hình thành nên một lượng công nhân đông đảo tại các thành phố lớn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong những khu công nghiệp và khu chế xuất người ta dễ dàng nhận ra một lực lượng lao động nông thôn rất lớn tuôn đến làm việc với mong muốn cải thiện đời sống bản thân và gia đình ở quê nhà. Họ chịu thương, chịu khó, lao động vất vả, ăn uống nhịn nhặt để dành dụm ki cóp từ đồng lương khiêm tốn. Trong cơn bão giá hiện nay khiến mọi sự trở nên đắt đỏ, dường như đời sống vật chất của người công nhân, đặc biệt là công nhân nữ càng thêm khó khăn.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TẠI KHU PHỐ 2, ĐƯỜNG KHA VẠN CÂN, PHƯỜNG LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, chúng tôi mong muốn gom góp những tiếng nói của một số nữ công nhân nhập về thực trạng đời sống vật chất của họ. Từ đó, đi sâu tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và thử đưa ra một số giải pháp, hy vọng góp phần nâng cao đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư.
2. Sơ lược tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Lượng dân di cư ồ ạt vào thành phố Hồ Chí Minh để kiếm việc làm ngày càng nhiều đã gây nên một số vấn đề tại thành phố như tệ nạn xã hội gia tăng, ô nhiễm môi trường, khó khăn trong việc quản lý Về phía lao động nhập cự, do điều kiện cơ sở vật chất của thành phố chưa đáp ứng đủ cho một số lượng đông người dân di cư, giá cả sinh hoạt cao, việc làm không ổn định, lương thấp, cuộc sống của những người dân di cư tương đối bấp bênh. Tất cả những vấn đề trên đã được nêu lên trong một số công trình nghiên cứu, hội thảo và bài viết sau đây.
PTS. Nguyễn Văn Tài và CTV, “Di dân tự do nông thôn – thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh”, NXB Nông nghiệp, 1998. Tác giả đã giúp người đọc có một cái nhìn tổng quát về vấn đề di dân tự do từ nông thôn ra thành thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, những tích cực và tiêu cực của việc di dân tự do đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những biện pháp vừa mang tính chất dài hạn và ngắn hạn đối với hiện tượng di dân tự do.
Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc, “Lao động nữ di cư tự do nông thôn – thành thị”, NXB Phụ nữ, 2000. Công trình này đã cung cấp cho chúng ta biết được thực trạng cuộc sống của lao động nữ di cư tự do từ nông thôn ra thành phố, vấn đề việc làm, thu nhập, điều kiện sống của họ tại thành phố Họ gặp nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống như sự bất cập giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa năng lực và yêu cầu, giữa đóng góp và hưởng thụ. Theo tác giả cần phải giải quyết những vấn đề trên bằng những chính sách cụ thể giúp cho cuộc sống của lao động nữ được cải thiện, được bình đẳng và hưởng các quyền lợi công dân nhằm nâng cao khả năng đóng góp và vị thế xã hội của họ.
Bùi Thị Thanh Hà, “Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới”, NXB Khoa học xã hội, 2003. Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu đội ngũ giai cấp công nhân trong các doanh nghiệp liên doanh, mà cụ thể là ngành dệt may, giày da thực phẩm trong thời kỳ đổi mới của nước ta. Cuốn sách tập trung nghiên cứu về các vấn đề như cơ cấu công nhân, điều kiện làm việc, các mối quan hệ trong doanh nghiệp liên doanh. Đồng thời, cũng có đề cập đến cơ hội thăng tiến nghề nghiệp đối với công nhân trong doanh nghiệp liên doanh so với các doanh nghiệp khác.
Ngọc Nga, “ Cực lắm đời công nhân”, www.tuoitre.com. Bài viết đã cho chúng ta biết nỗi cực nhọc của công nhân tại khu công nghiệp Mỹ Phước. Họ phải tăng ca rất nhiều, thậm chí là làm thâu đêm, nhưng mức lương mà họ nhận được chỉ từ 1.200.000 đồng đến 1.600.000 đồng. Với mức lương đó, cuộc sống của công nhân hết sức chật vật trong điều kiện giá cả ngày một tăng cao. Thêm vào đó, họ còn bị đối xử rất tệ, cụ thể phải làm việc dưới cơn nắng.
Nguyễn Anh Tú, “Ăn ở, nghe xem đều thiếu thốn”, www.giaoduc.edu.vn, 10/01/2007. Bài viết phản ánh cuộc sống của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất: Tân Bình, Tân Tạo hết sức khó khăn và thiếu thốn. Họ phải sông trong những khu nhà trọ chật chội và không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập tới vấn đề nhà ở do doanh nghiệp xây dựng rất ít.
Mai Hạ, “Đời sống công nhân trước cơn bão giá”, www.quangngai.gov.vn. 21/3/2008. Bài viết đã cho chúng ta biết cuộc sống vô cùng chật vật của công nhân tại các KCN Quảng Phong, Tịnh Phong, KCN Phổ Phong tại tỉnh Quảng Ngãi trong “cơn bão” giá vừa qua. Thức ăn của họ chẳng có gì khác ngoài mấy miếng đậu khuôn, cá kho mặn và rau muống xào bởi tiền lương quá thấp nên họ chẳng có tiền mà chăm lo cho sức khoẻ. Tìm cách cải thiện cuộc sống vật chất của công nhân đang là một vấn đề đáng quam tâm tại tỉnh.
Dũng Hiếu, “Bức xúc đời sống công nhân”, Thời báo kinh tế Việt Nam. 25/10/2007. Bài viết đã phản ánh điều kiện làm việc, điều kiện sống của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của Hà Nội chưa đựợc đảm bảo. Việc vi phạm Luật lao động vẫn còn tồn tại trong ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và người lao động.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy rằng vấn đề đời sống vật chất của công nhân thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu đó đã được thực hiện cách nay khá lâu nên không mang tính thời sự cao nhất là trong tình hình lạm phát hiên nay. Hơn nữa, chưa có đề tài nghiên cứu nào tập trung vào một đối tượng công nhân cụ thể và đưa ra tiếng nói trung thực của “người trong cuộc”. Do đó, trong khuôn khổ của bài nghiên cứu nhỏ này, tôi tập trung nghiên cứu đời sống vật chất của một đối tượng cụ thể đó là nữ công nhân nhập cư tại khu nhà trọ khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư trọ tại khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, bài nghiên cứu sẽ trả lời cho một số câu hỏi cụ thể sau đây:
3.2.1. Nữ công nhân nhập cư, trọ tại khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, quận Thủ Đức có những đặc điểm gì theo
- tuổi tác
- quê quán
- trình độ văn hoá
- tình trạng hôn nhân
- thời gian sống tại thành phố Hồ chí Minh
- thu nhập bình quân mỗi tháng?
3.2.2. Đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư, trọ tại khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, quận Thủ Đức như thế nào, theo các mặt sau
- đặc điểm khu nhà trọ (diện tích phòng trọ, điều kiện vệ sinh, an ninh)
- chế độ dinh dưỡng (tại cơ quan, tại phòng trọ)
- chi tiêu hàng tháng (ăn uống, mua sắm )
- sức khoẻ (bệnh tật, tiếp cận y tế)?
3.2.3. Những chính sách hiện có nào chăm lo cho lao động nhập cư?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài Thực trạng đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư tại khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí minh” chính là đời sống vật chất khó khăn của nữ công nhân tại Khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chi Minh.
Khách thể nghiên cứu của đề tài: công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất cụ thể là nhóm nữ công nhân sinh sống tại Khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: khu nhà trọ tại Khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1324
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 792
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 844
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1138
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1021
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 9144
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 838
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 947
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 842
⬇ Lượt tải: 18