Mã tài liệu: 114816
Số trang: 79
Định dạng: docx
Dung lượng file: 306 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
Đất nước ta sau 20 năm đổi mới đã thu được những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội. Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tới tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 là 7.5%/năm và phát triển tương đối toàn diện. Văn hoá và xã hội có nhiều tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ 10% năm 2000 xuống còn 7% năm 2005, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện, tuổi thọ bình quân và dân trí được nâng cao. Chính trị xã hội ổn định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao nhờ đường lối cải cách đúng đắn của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn là một trong những nước nghèo, GDP bình quân đầu người còn thấp dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ phát triển của ta còn thấp hơn nhiều so với các nước trung bình trong khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế đang đứng trước những thách thức trong tiến trình hội nhập và phát triển, các dịch vụ xã hội cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân như: thiếu trường học phục vụ cho học sinh, nhiều nơi còn học ca 3; trang thiết bị y tế thiếu, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh, trình độ của nhân viên y tế cần được đào tạo và nâng cao; các hoạt động văn hoá tinh thần cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu; phúc lợi xã hội chưa giúp đỡ được nhiều cho các đối tượng trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn; quy mô dân số còn tiếp tục gia tăng, chất lượng dân số chưa cao, phân bố dân số chưa hợp lý vẫn đang là vấn đề lớn đối với sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vai trò của nguồn nhân lực trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Không có sự đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Hướng tới mục tiêu nói trên, với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta từ 2001 - 2010 mà Nghị quyết đại hội IX đã đề ra là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy để thực hiện được mục tiêu trên thì trước tiên phải nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khoẻ của người dân để tạo ra một lực lượng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần được trang bị những tri thức phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, đây là mối quan tâm hàng đầu là phương tiện quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vậy, với thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng sâu vùng xa luôn là vấn đề quan tâm của những nhà hoạch định chính sách, nhà xã hội học, nhà dân số học, nhà quản lý xã hội, y tế....
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 1167
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 1673
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 1947
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 221
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16