Mã tài liệu: 239019
Số trang: 66
Định dạng: doc
Dung lượng file: 2,342 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ DẦU 3
1.1. Giới thiệu chung 3
1.2. Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu 4
1.2.1. Đối tượng 4
1.2.2. Mục đích 4
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 5
1.2.4. Chọn mẫu 6
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
III.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUA SỐ LIỆU VÀ PRA 6
3.1. Đặc điểm chung của vùng 6
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 7
3.1.2 Kinh tế - xã hội 9
3.2 Đặc điểm các xã điều tra 14
3.1.1. Xã Giao Thiện 14
3.1.2. Xã Giao An 14
3.1.3. Xã Giao Lạc 15
3.1.4. Xã Giao Xuân 15
3.1.5. Xã Giao Hải 15
III.2 KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI HIỆN TRƯỜNG 18
3.2. Hiện trạng sinh kế hộ gia đình 18
3.2.1 Vốn con người 19
3.2.2 Vốn vật chất 24
3.2.3 Vốn tự nhiên 26
3.2.4 Vốn tài chính 27
3.2.5 Vốn xã hội 29
3.3. Tình hình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở khu vực vùng đệm 31
3.3.1. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản 31
3.3.2. Hiện trạng đánh bắt thuỷ sản 36
3.3.3 Khó khăn về thị trường 43
3.4. Tác động qua lại của phát triển sinh kế của người dân và vấn đề bảo tồn đất ngập nước 44
3.5. Lựa chọn sinh kế của hộ 49
3.6. Những ưu tiên và ý thức của người dân nếu có các dự án phát triển 51
3.6.1. Các đối tượng cần được quan tâm 51
3.6.2. Nhận thức của người dân với các dự án gần đây 53
3.7. Các chính sách đất ngập nước 54
IV. KẾT LUẬN VÀ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM 56
4.1. Kết luận 56
4.2. Vấn đề cần quan tâm 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Phụ lục 61
I. PHẦN MỞ DẦU
1.1. Giới thiệu chung
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ được thành lập theo Quyết định số 01/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia. Theo đó Vườn có toạ độ địa lý :
- 20010' đến 20015' vĩ độ Bắc
- 106020' đến 106032' kinh độ đồng
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có tổng diện tích là 15.110 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 7110 ha, bao gồm Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh ( với khoảng 3100 ha đất nổi có rừng). Tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức công nhận Khu bảo tồn Xuân Thuỷ trở thành khu RAMSAR. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có một thảm rừng ngập mặn lớn với nhiều hệ sinh thái khác nhau. Sự bồi tụ phù sa của Sông Hồng cùng với sự lưu thông của những con sông nhánh như: Sông Trá, Sông Vọp đã tạo cho VQG Xuân Thuỷ những hệ sinh thái độc đáo với mức độ đa dạng sinh học cao. Ở Xuân Thuỷ đã ghi nhận gần 200 loài chim, trong đó có 100 loài chim di trú, 50 loài chim nước. Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới, hiện chỉ có ở nơi đây như: Cò thìa (Platalea minor). Mòng bể (Larus ichthyaetus), Rẽ mỏ thìa (Tringa orchropus), cò trắng bắc (Egretta eulophotes) cần được bảo vệ .
Dân số sống ở khu vực vùng đệm là hơn 40.000 người với hơn 10.000 hộ dân sống ở các xã vùng đệm. Sinh kế của người dân chủ yếu là trồng lúa, khai thác các loại thuỷ sản. Trong thời gian gần đây hiện tượng đánh bắt quá mức cộng với các phong trào nuôi trồng loại thuỷ sản không theo quy hoạch đang diễn ra ở các khu vực vùng đệm. Đã và đang làm lượng thuỷ sản ở khu vực này đang bị suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và nguồn thức ăn của hơn 220 loài chim sinh sống ở đây.
Trong khuân khổ báo cáo này chúng tôi tập chung đánh giá hiện trạng phát triển sinh kế của hộ gia đình và sự thay đổi sinh kế trong thời gian tới. Đồng thời phân tích tác động qua lại giữa sự thay đổi các vùng đất ngập nước và sự phát triển sinh kế của người dân địa phương.
1.2. Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng
Đối tưọng nghiên cứu là cộng đồng địa phương 5 xã vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ bao gồm: Giao Thiên, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải
1.2.2. Mục đích
Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển sinh kế của người dân 5 xã vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, ảnh hưởng qua lại giữa đất ngập nước (ĐNN) và phát triển sinh kế của hộ gia đình, và từ đó đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên ĐNN.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin số liệu:
ã Số liệu thứ cấp: Thông qua các báo cáo hàng năm cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và số liệu thu thập từ các dự án nghiên cứu trước, số liệu từ các sở ban ngành địa phương.
- Nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp kế thừa
- Phỏng vấn theo bảng biểu cấu trúc với các xã
- Quan sát
ã Số liệu sơ cấp: Chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ và cán bộ quản lý cấp xã, các cuộc phỏng vấn sâu cán bộ xã và thôn/bản sử dụng các câu hỏi định tính. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) để thảo luận với người dân để quyết định các vấn đề phát triển.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thứ cấp được tổng hợp để đánh giá hiện trạng tình hình kinh tế - xã hội. Số liệu sơ cấp sẽ được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm SPSS 11.5 để phân tích sâu các vấn đề quan tâm, đồng thời phân tích nhu cầu của người dân thông qua kết quả của các cuộc PRA.
1.2.4. Chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu sử dụng là phương pháp ngẫu nhiên theo hệ thống, số lượng mẫu 1000 và dựa vào danh sách hộ gia đình của các xã. Trong quá trình chọn mẫu có chia ra 2 nhóm đối tượng hộ nghèo và hộ không nghèo nhằm mục đích so sánh tác động của 2 nhóm này tới sự thay đổi của vùng đệm và khả năng dễ bị tổn thương của từng nhóm.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUA SỐ LIỆU VÀ PRA
3.1. Đặc điểm chung của vùng
Quan sát hình chụp khu vực VQG từ trên cao cho thấy 5 xã nằm trong khu vực vùng đệm của VQG có vị trí rất thuận lợi để phát triển, đặc biệt là phát triển về các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó đây là vùng có rất nhiều các điều kiện để phát triển du lịch nhưng cùng với thế mạnh đang có trong thời gian gần đây khu vực vùng đệm đang bị suy th
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 915
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 18