Mã tài liệu: 232138
Số trang: 59
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,700 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
Mục lục
1. GIỚI THIỆU 8
1.1. MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO .9
1.2. QUẢN TRỊ TỐT, TĂNG CƯỜNG THAM GIA, ĐẨY MẠNH CHIỀU SÂU DÂN CHỦ: NHỮNG KHÁI NIỆM NÀY CÓ NGHĨA LÀ GÌ? 11
1.3. THAM GIA VÀ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM .14
2. DÂN CHỦ THAM GIA Ở VIỆT NAM 20
2.1. LẬP KẾ HOẠCH THAM GIA .20
2.2. LẬP NGÂN SÁCH/KIỂM TOÁN THAM GIA 24
2.3. GIÁM SÁT THAM GIA 27
2.4. ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO 29
2.5. KẾT LUẬN 30
2.5.1. Các khó khăn trong thực hiện 30
2.5.2. Những ý tưởng tương lai nhằm tăng cường dân chủ tham gia 31
3. DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN Ở VIỆT NAM 33
3.1. LỊCH SỬ DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN 33
3.2. NHỮNG THAY ĐỔI MỚI VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN 34
3.2.1. Trưởng thôn .35
3.2.2. Hội đồng Nhân dân 36
3.2.3. Quốc hội .37
3.3. KẾT LUẬN: CÁC XU HƯỚNG TƯƠNG LAI TRONG DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN 38
3.3.1. Mở rộng thể chế đại diện thôn làng .38
3.3.2. Mở rộng các vị trí bầu cử .39
3.3.3. Các hệ thống bầu cử mới .40
3.3.4. Các dịch vụ cử tri mở rộng .42
3.3.5. Bỏ phiếu tín nhiệm/trưng cầu dân ý .42
4. KẾT LUẬN: TƯƠNG LAI CỦA DÂN CHỦ THAM GIA VÀ QUẢN TRỊ TỐT Ở VIỆT NAM.44
4.1. CÁC THÁCH THỨC TỒN TẠI 45
4.2. KẾT LUẬN: VÀI Ý CUỐI .50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .58
PHỤ LỤC MỘT: CÁCH NGHIÊN CỨU .58
Tóm tắt
Năm 1998 Việt Nam đưa ra khuôn khổ pháp lý nhằm mở rộng và hỗ trợ sự tham gia trực tiếp của người dân trong công tác quản trị địa phương với chính sách mới về ‘Dân chủ cơ sở’. Nghị định mới này đưa ra cơ chế mới tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền công dân của mình: được thông báo về những hoạt động của chính quyền có ảnh hưởng tới họ, được thảo luận và đóng góp vào việc hình thành một số chính sách, được tham gia vào các hoạt động phát triển địa phương, và được giám sát một số hoạt động của chính quyền. Ngoài nghị định dân chủ cơ sở một số văn bản pháp lý liên quan cũng đã được ban hành trong vòng mười năm qua nhằm cải cách quản trị địa phương, trong đó có chương trình Cải cách hành chính công, Luật ngân sách theo hướng phân cấp, Luật khiếu nại tố cáo mới, và lần đầu tiên có Pháp lệnh chống tham nhũng. Cũng đã có những bước cải cách các cơ quan dân cử và hệ thống bầu cử, cải cách các bộ phận trong Đảng, và tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể.
Báo cáo này tìm cách đánh giá những bước cải cách trên cũng như những định hướng mới trong quản trị địa phương thông qua việc thảo luận các vai trò và mối quan hệ đang biến đổi giữa công dân và nhà nước ở Việt Nam trong thế kỷ 21. Mục tiêu của báo cáo là đánh giá mức độ tham gia của người dân và mức độ đáp ứng của chính quyền đối với sự tham gia nhiều hơn này. Báo cáo liên hệ các phân tích về sự tham gia ở Việt Nam với các xu hướng rộng hơn trên thế giới với mục đích ‘đẩy mạnh chiều sâu dân chủ’, được xác định như là những cách thức mới để đưa nhiều người dân tham gia vào các quá trình thảo luận và dân chủ của quản trị địa phương.
Trong báo cáo này, chúng tôi chú trọng vào hai lĩnh vực chủ chốt về ‘sự tham gia trong tư cách công dân’ mà trong hai lĩnh vực đó đã có sự mở rộng không gian cho sự tham gia của người dân vào quản trị ở Việt Nam. Một lĩnh vực là dân chủ trực tiếp, tức sự tham gia trực tiếp của người dân về chính sách và quản lý, nhất là ở cấp địa phương, thông qua các cuộc họp và các hình thức tương tác khác với chính quyền nhà nước. Lĩnh vực thứ hai là dân chủ đại diện, tức là quản trị thông qua các đại biểu dân cử và các cơ quan thảo luận, chủ yếu là trưởng thôn, Hội đồng Nhân dân, và Quốc hội. Báo cáo này phân tích các hoạt động diễn ra trong cả hai lĩnh vực nêu trên, ví dụ như trong việc lập kế hoạch và ngân sách theo cách tham gia, giám sát chính quyền địa phương theo cách tham gia, và giải quyết đơn thư khiếu nại đối với chính quyền, cũng như trong những hoạt động mới của các thể chế đại diện địa phương và những biện pháp cải cách trong việc bầu chọn vào những thể chế đó.
Báo cáo của chúng tôi lưu ý rằng mặc dù đã có những không gian mới được mở ra để người dân tham gia với chính quyền theo những cách trực tiếp (như thông qua mở rộng các chương trình Lập kế hoạch phát triển thôn) và theo những cách gián tiếp (như các hoạt động của Quốc hội ngày càng được phát công khai để công chúng có thể quan sát), vẫn còn tồn tại một số khó khăn về sự tham gia của người dân ở Việt Nam. Tình trạng văn bản luật pháp chưa rõ ràng, vấn đề nguồn tài chính, và sự trùng chéo trong vai trò của các cơ quan chính quyền và tổ chức đoàn thể đã khiến người dân khó tham gia tích cực với các thể chế chính trị. Các tác nhân khác của xã hội dân sự ngoài các tổ chức đoàn thể chưa hình thành được sự kết nối mạnh mẽ giữa công dân với nhà nước, và quan hệ đối tác công-tư nhằm cải thiện quản trị còn hạn chế. Việc chưa có đủ những động cơ khuyến khích đối với cán bộ chính quyền để họ hưởng ứng sự tham gia nhiều hơn của công dân cũng đang hạn chế thành công của dân chủ cơ sở.
Báo cáo kết luận rằng mở rộng không gian tham gia ở Việt Nam phải diễn ra trên cả các diễn đàn dân chủ trực tiếp lẫn gián tiếp. Các khuyến nghị cho tương lai là nên thảo luận về cách thức nâng cao chất lượng và quy mô của sự tham gia vào quản trị địa phương và bàn cách làm thế nào để xây dựng các chỉ số để đánh giá sự tham gia, đưa ra những đề xuất về cách thức cải cách bầu cử và các chức năng của các cơ quan dân cử sao cho gắn kết hơn với lợi ích và mối quan tâm của cử tri
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 2559
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1013
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 1603
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 2511
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16