Mã tài liệu: 131123
Số trang: 87
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Xã hội học
chính trị, văn hóa, là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Từ khi tôn giáo ra đời cho đến nay, nó đã tác động, chi phối đời sống con người trên nhiều lĩnh vực. Có lúc, có nơi tôn giáo đã đóng vai trò chính trong một nước, một khu vực nhất định.
Ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo thu hẹp dần trong đời sống là xu hướng tất yếu của sự phát triển xã hội. Nhưng cũng có tình hình ngược lại ở một số nơi trên thế giới tôn giáo có xu hướng phục hồi và phát triển mạnh hơn, trong đó có Việt Nam.
Các cuộc xung đột sắc tộc, âm mưu lật đổ, các nhóm khủng bố quốc tế... trong đời sống hiện tại ít nhiều đều có liên quan đến tôn giáo. Vấn đề dân tộc và tôn giáo ngày nay ở nhiều nơi là ngòi nổ của các mâu thuẫn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đã gây nên những xáo trộn lớn cho các quốc gia dân tộc, nhất là các quốc gia ở thế giới thế ba.
Kon Tum là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc Tây Nguyên, là địa bàn chiến lược của cả nước. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống và nhiều tôn giáo đang tồn tại. Trong những năm trở lại gây, hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Sự phát triển không bình thường của đạo Tin Lành ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sự phục hồi của đạo Công giáo với sự trở lại của các tín đồ trước đây đã khô đạo đang thu hút thêm nhiều tín đồ mới. Ngay cả những vùng trước đây là căn cứ cách mạng, đồng bào một lòng một dạ theo Đảng, theo kháng chiến đến ngày thắng lợi cuối cùng, thì nay tôn giáo cũng đã xâm nhập, cắm rễ vào.
Riêng đạo Công giáo đã có mặt ở Kon Tum trên 150 năm nay. Chừng ấy thời gian tồn tại, chung sống với các dân tộc ở đây, đạo Công giáo hẳn nhiên đã in dấu ấn vào đời sống của họ không ít. Ảnh hưởng của đạo Công giáo đối với các dân tộc được nhìn nhận như một tác động kép vừa tích cực vừa tiêu cực. Khai thác, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tôn giáo là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, như tinh thần Chỉ thị 37 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu: "phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức lành mạnh, hướng thiện của tôn giáo phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và đời sống xã hội, thực hiện tôn giáo gắn bó với dân tộc, đoàn kết hòa hợp các tôn giáo cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 901
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 936
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 739
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 2304
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 17