Mã tài liệu: 290103
Số trang: 15
Định dạng: zip
Dung lượng file: 88 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Nhân dân ta có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược cũng như trong lao động sản xuất nhân dân Việt Nam đã thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, sự thông minh sáng tạo, ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường. Trong truyền thống dân tộc ấy Hồ Chí Minh nhìn thấy nổi bật lên sức mạnh của lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc, vì phải luôn luôn đối đầu với nhiều khó khăn của tự nhiên và chiến tranh xâm lược, sự đô hộ của kẻ thù từ nhiều phương kéo đến. Lòng yêu nước Việt Nam đã trở thành sức mạnh, một thứ đạo lý, một lẽ sống của mỗi người dân, cũng là một tiêu chí cao nhất để đánh giá con người trong xã hội ta.
Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc đã phát huy lòng yêu nước truyền thống và nâng thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường và lòng yêu nước phát huy được sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam, đó là sức mạnh thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và trong cuộc đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lòng tin chân chính không gì lay chuyển. Sức mạnh ấy bền vững và được nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Thời đại của chúng ta mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Cuộc cách mạng này đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu thời đại mới trong lịch sử. Theo Hồ Chí Minh sức mạnh thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới. Trong quá trình nhận thức và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Vịêt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy phải dựa vào sức mạnh của dân tộc là chủ yếu, đồng thời phải khai thác sức mạnh của thời đại. Những nội dung, nguyên tắc về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một bộ phận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thời đại ngày nay, đặc biệt là giai đoạn hiện nay đang diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt trên mặt trận tư tưởng cũng như về hoạt động thực tiễn mà chúng ta cần nhận thức đúng đắn để tiến hành những hoạt động quốc tế phù hợp phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
*TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
- Các hình thái tư tưởng Hồ Chớ Minh về vấn đề dân tộc
a. Cơ sở lý luận
- Tư tưởng quan điểm về độc lập chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam.
+ Về quyền dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều bình đẳng; tức độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng kiến sự chà đạp của ngoại bang lên tự do độc lập của đất nước, được kết tinh, hun đúc từ tinh thần nồng nàn yêu nước của người dân nước Việt, Hồ Chí Minh cho rằng: đối với một người dân mất nước, cái quí nhất trên đời là độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân.
- Quan điểm về vấn đề dân tộc của Mac-Lênin
+ Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đó tỡm được cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng của mình. Nhờ vậy Người đó hấp thụ và chuyển hoỏ được những nhân tố tích cực về tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng văn hoá nhân loại tạo nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Vỡ vậy tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin; đồng thời nó cũn là sự vận dụng và phỏt triển làm phong phỳ chủ nghĩa Mac-Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập tự do, xây dựng đời sống mới.
b. Cơ sở thực tiễn
- Khái quát về hoàn cảnh thế giới và việt nam cuối XIX và đầu XX.
+ Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa t− bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chúng vừa tranh giành xâu xé thuộc địa vừa vμo hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong vòng kìm kẹp thuộc địa của chúng. Bởi vậy, cuộc đấu tranh giải phóng thuộc địa đã trở thμnh cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc thực dân gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế.
Khi còn ở trong nước, Nguyễn Tất Thành đã nhận thức được đặc điểm của thời đại. Tuy vậy, Người cũng thấy rõ con đường cứu nước của các bậc cha anh là cũ kỹ, không thể có kết quả. Nguyễn Tất Thành xác định phải đi ra nước ngoài, đi tìm một con đường mới. Nguyễn Tất Thành đã vượt ba đại dương, bốn châu lục, tới gần 30 nước-quan sát nghiên cứu các nước thuộc địa và các nước tư bản. Nguyễn Tất Thành trở thành người đi nhiều nhất, có vốn hiểu biết phong phú nhất.
Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh về sống và hoạt động ở Pari-thủ đô nước Pháp. Gắn bó với phong trào lao động Pháp, với những người Việt Nam, với những cuộc cách mạng từ các thuộc địa Pháp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1048
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1046
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 189
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 997
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 807
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 20