Mã tài liệu: 219822
Số trang: 8
Định dạng: doc
Dung lượng file: 59 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
[FONT="]
[FONT="]I. MỞ ĐẦU
[FONT="]Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi của ai. Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh. Ngay khi vừa giành được chính quyền, Người khẳng định rằng: Nước ta là nước dân chủ, " bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân . Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra . Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".
[FONT="]II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
[FONT="]1.Khái niêm nhà nước theo chủ nghĩa Mác Lênin
[FONT="]Nhà nước[FONT="] là một bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của xã hội trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp. Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của xã hội và công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng với chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia, nhưng về thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của giai cấp thống trị, tức giai cấp nắm giữ được những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước.[FONT="]
[FONT="]2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động
[FONT="]Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thành công. Nhà nước đó phải đại biểu quyền lợi "cho số đông người" và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một Nhà nước công nông binh thể hiện trong Chánh cương vắn tắt của Đảng khi thành lập Đảng đầu năm 1930. Trải qua thực tế các cao trào cách mạng ở Việt Nam, về sau, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng ở Việt Nam một nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong bài báo Dân vận (năm 1949), Hồ Chí Minh khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
[FONT="]Quan điểm về nhà nước của dân, do dân, vì dân, chúng ta thấy trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
[FONT="]a,[FONT="] Nhà nước của dân [FONT="]
[FONT="]Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo soạn thảo hai bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Quan điểm trên của Người được thể hiện trong các bản Hiến pháp đó. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết.
[FONT="]Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của [FONT="]nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
[FONT="]Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Điều này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 227
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 10877
⬇ Lượt tải: 75
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 6651
⬇ Lượt tải: 53
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 18