Mã tài liệu: 253689
Số trang: 84
Định dạng: rar
Dung lượng file: 604 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm văn hiến có truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo. Học trước hết là để làm người và sau đó để góp sức mình vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ xa xưa, nhân dân ta có câu: “Nửa bụng chữ bằng một hũ vàng” là biểu hiện của tinh thần ham học hỏi, cầu thị. Văn bia ở Văn Miếu ghi rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao; nguyên khí suy thì đất nước yếu, mà càng xuống thấp”. Từ Việt Nam đi ra thế giới, hòa nhập vào đại dương trí tuệ của thời đại, Hồ Chí Minh đã chắt lọc tinh hoa của nền giáo dục nhân loại, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta và từng bước xây dựng nền giáo dục mới. Sự cống hiến của Người về lý luận và thực tiễn giáo dục là vô giá, đem lại thành tựu và niềm vinh quang cho giáo dục Việt Nam, góp phần đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu trong công cuộc hội nhập quốc tế.
Đảng ta đã khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng một xã hội phát triển nhanh và bền vững. Nhiệm vụ cao cả của giáo dục là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, có phẩm chất đạo đức góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế tri thức.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều “bất cập về khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục đại học đối với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá và nhu cầu học tập của nhân dân”. Nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chưa cao, gây nhiều những vấn đề nhức nhối như: học giả bằng thật Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả cao trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ là một đòi hỏi lớn đối với các trường đại học, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội X đã đề ra là: “Về Giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [5,tr.34]. Một trong những giải pháp quan trọng là chúng ta cần nghiên cứu một cách sâu sắc hệ thống tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh và vận dụng có sáng tạo vào hoạt động giáo dục, nhất là vận dụng phương pháp giáo dục của Người vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Đây là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh
Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh.
Trước hết là những công trình sưu tập những bài nói, bài viết có tính chuyên đề giáo dục của Hồ Chí Minh như: Hồ Chí Minh - Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang, Nxb. Giáo dục, H, 1969; Hồ Chí Minh - Bàn về giáo dục, Nxb. Sự thật, H, 1975; Hồ Chí Minh - Về giáo dục thanh niên, Nxb. Thanh niên, H, 1980
Trước yêu cầu bức xúc trong giáo dục và đào tạo, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác di sản tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Tiêu biểu có: Nguyễn Lân: Hồ Chủ tịch nhà giáo dục vĩ đại, Nxb. Khoa học xã hội, H, 1990; Hà Thế Ngữ: Hồ Chí Minh với vấn đề dân chủ hóa nền giáo dục, Nxb. Giáo dục, H, 1990; Hà Huy Giáp: Làm công tác giáo dục dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hóa thông tin, H, 1998; Song Thành: Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Lý luận chính trị, H, 2005; Ngoài ra phải kể đến nhiều bài viết trên các tạp chí như: Nguyễn Khánh Bật: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo, Tạp chí giáo dục, số 4 (tháng 5/2001); Bùi Đình Phong: tư tưởng Hồ Chí Minh về nền giáo dục cách mạng Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 11 (tháng 6/2004);
Những công trình này đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau với nội dung khá đa dạng về tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhìn tổng thể trong tất cả các công trình trên, chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu về phương pháp giáo dục một cách đầy đủ, các công trình mới chỉ bàn đến một số khía cạnh nhất định, mà đây lại là vấn đề rộng lớn có ý nghĩa tác động trực tiếp đến vấn đề giáo dục và yêu cầu xã hội đòi hỏi.
2.2. Các công trình nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
Các công trình đã được xuất bản như: Lương Gia Ban (chủ biên): Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Phạm Văn Đồng: Giáo dục - quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999; Phạm Ngọc Liên: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học, Thông báo khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1994; Nguyễn Văn Sơn: Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Các công trình này đều nêu cụ thể, toàn diện tình hình và phương hướng đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị các trường chuyên nghiệp nước ta. Tuy vậy, chưa có công trình nào quán triệt phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy đại học.
Do đó, nghiên cứu “phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay” vừa có ý nghĩa lý luận vừa thiết thực đối với công tác giáo dục đại học.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Nghiên cứu phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh và vận dụng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Luận văn tập trung phân tích những nội dung phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh.
- Làm rõ thực trạng giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học ở Hà Nội.
- Luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị trong các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục có nhiều vấn đề và nhiều nội dung. Trong khuôn khổ luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về phương pháp giáo dục trong tư tưởng của Người.
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục các môn lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về giáo dục.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; các phương pháp cụ thể: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, kết hợp với các phương pháp khác như: phương pháp phân tích - tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, thống kê, so sánh
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương như sau:
- Chương I: Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh và yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy đại học hiện nay.
- Chương II: Vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
[*]Tính cấp thiết của đề tài
[*]Tình hình nghiên cứu của đề tài
[*]Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
[*]Phương pháp nghiên cứu của đề tài
[*]Bố cục của đề tài
NỘI DUNG
Chương I: Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh và yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy đại học hiện nay
[*]Một số khái niệm cơ bản
1.2. Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của giáo dục
1.2.2. Phương châm giáo dục của Hồ Chí Minh
1.2.2.1. Giáo dục toàn diện
1.2.2.2. Lý luận gắn liền với thực tiễn; học đi đôi với hành
1.2.3. Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh
1.2.3.1. Phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm đối tượng, gắn giáo dục vào ứng dụng nghiên cứu khoa học và sản xuất
1.2.3.2. Phương pháp giáo dục phải thiết thực cơ bản, gợi trí thông minh và tính sáng tạo của người học
1.2.3.3. Phương pháp đối thoại làm căn bản và lấy tự học làm gốc
1.2.3.4. Phương pháp cảm hóa thông qua tình cảm; thực hiện phê bình và tự phê bình
1.2.3.5. Phương pháp nêu gương; gắn giáo dục với thi đua
1.3.Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy đại học
1.3.1. Yêu cầu khách quan
1.3.2. Yêu cầu chủ quan
Chương II: Vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học hiện nay
2.1. Thực trạng chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong trường đại học
2.1.1. Vài nét về tình hình giáo dục đại học của Việt Nam
2.1.2. Thực trạng về chất lượng giảng dạy lý luận chính trị trong trường đại học ở Hà Nội
2.1. 2.1. Thành tựu
2.1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên
2.2. Những giải pháp vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học hiện nay
[*]Nâng cao chất lượng nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy
[*]Nâng cao chất lượng nội dung chương trình
[*]Cải tiến phương pháp giảng dạy
[*]Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm của đội ngũ giảng viên
[*]Đổi mới công tác tổ chức, điều hành quản lý hệ thống các trường đại học
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 928
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 1002
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 1186
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 917
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 3865
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 16