Mã tài liệu: 217275
Số trang: 25
Định dạng: doc
Dung lượng file: 151 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Dựa trên định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh chính là tư tưởng “thân dân”.
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG “THÂN DÂN” CỦA HỒ CHÍ MINH.
Năm 1955, đến nói chuyện với tri thức Thủ đô sau giải phóng, Bác Hồ có lời bàn: “Hạt nhân của việc học có thể tóm tắt trong 11 chữ: Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân”.
Người nói thêm: “ Minh minh đức là chính tâm, Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết”.
Cái tài tình và sâu sắc của Hồ Chí Minh là Người đã lấy ý từ sách Đại học: “ Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân”. Tân dân là làm mới nhân dân, ý tưởng này là tích cực khi Nho gia khuyên người đi học phải biết làm mới nhân dân. Hồ Chí Minh theo cách viết của Việt Nam, chỉ thêm chữ H và từ “tân dân” thành "thân dân". Cách diễn đạt của Hồ Chí Minh làm cho lý tưởng vốn đã đẹp của Nho gia trở nên nhân văn hơn, thiết thực hơn.
Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ nhiều yếu tố, được hình thành trên cơ sở kế thừa truyền thống dân tộc, rút ra những bài học từ các bậc tiền bối và phát triển biện chứng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin đã được vận dụng và phát triển sáng tạo, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 785
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 42
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 845
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16