Mã tài liệu: 290153
Số trang: 30
Định dạng: zip
Dung lượng file: 165 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Tiền đề lý luận và thực tiễn của lịch sử Việt Nam 2
1. Tiền đề lý luận 2
2. Thực tiễn của lịch sử Việt Nam kể từ khi Pháp vào xâm lược 3
II. Nội dung của vấn đề dân tộc – dân chủ được giải quyết như thế nào trong các cương lĩnh của đảng ta 6
1. Giai đoạn 1930 - 1945 6
2. Giai đoạn 1946 - 1954 11
3. Giai đoạn 1954 - 1975 14
4. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay 17
2.4.1. Tình hình quốc tế 18
2.4.2. Tình hình trong nước 19
III. Nhận thức của chúng ta và những bài học lớn được rút ra trong công cuộc cách mạng dân tộc chủ nhân ở nước ta 21
1. Bài học về đường lối cách mạng Việt Nam - Đó là con đường kết hợp giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 21
2. Bài học về kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại 24
3. Bài học về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế 26
4. Bài học về xây dựng chính Đảng ở Việt Nam 27
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi thành lập Đảng cho đến nay, trải qua hơn bảy mươi năm đấu tranh anh dũng, Đảng ta đã đưa giải cấp công nhân và nhân dân Việt Nam vượt qua những bước đường đầy chông gai, gian khổ và đã giành được những thắng lợi vẻ vang. Thắng lợi đó chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng ta là đúng đắn. Đó là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin trong một nước nông nghiệp và thuộc địa ở Đông Nam Á, đó là kinh nghiệm vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào những điều kiện cụ thể của Việt Nam; mà trong đó không thể không kể đến công lao to lớn của vị lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG
I. Tiền đề lý luận và thực tiễn của lịch sử Việt Nam
1. Tiền đề lý luận
Vào giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo “Nhân đạo” - cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Pháp. Người cảm thấy vô cùng phấn khởi, tin tưởng và muốn nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Cũng từ đây, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba.
Vậy có thể nói rằng, đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh dựa trên sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Bởi vì tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác là do bối cảnh chung của châu Âu giữa thế kỉ XIX. Ở đó, chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã đem lại bao nhiêu đau khổ cho công nhân và nhân dân lao động (thất nghiệp, đói kém, không có quyền tự do…) giai cấp công nhân đã đấu tranh anh dũng để tự giải phóng, ví dụ như cuộc khởi nghĩa của công nhân - thợ thủ công ở thành phố Liông của Pháp đòi lập nền cộng hoà (1831); phong trào hiến chương ở Anh sôi nổi từ 1836 - 1848 đòi quyền tuyển cử phổ thông và đòi giải quyết một số vấn đề chính trị xã hội; phong trào đấu tranh của công nhân dệt Sơlidin ở Đức năm 1844 phản đối sự hà khắc của chủ xưởng. Nhưng rốt cục, cho đến giữa thế kỉ XIX, các phong trào này đều bị thất bại. nguyên nhân chính là do thiếu tổ chức, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Trong điều kiện như vậy, chủ nghĩa Mác ra đời. Bằng thực tiễn từ những cuộc đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động và sự tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo những di sản tiến bộ của loài người, Mác đã nhận thức rằng : giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng là giai cấp sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác chỉ rõ : giai cấp vô sản là “người đào huyệt” chôn chủ nghĩa tư bản. Ông cũng nêu ra khẩu hiệu chiến đấu của tổ chức đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế là : “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại…”. Đây chỉ là một trong số rất ít những vấn đề của chủ nghĩa Mác-và đó là những vấn đề có liên quan chặt chẽ đến cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, như Mác đã nói, không có một phương pháp cách mạng nào đúng cho mọi cuộc cách mạng. Vả lại, chủ nghĩa Mác ra đời trong bối cảnh là sự biến đổi tình hình chính trị - xã hội ở Châu Âu, cụ thể là với các nước tư bản như Anh, Pháp, Đức… Nếu muốn áp dụng vào Việt Nam, tất yếu phải có sự biến đổi linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Vậy bối cảnh đó là gì?
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 846
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 35
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 792
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 704
⬇ Lượt tải: 19