Mã tài liệu: 217253
Số trang: 13
Định dạng: doc
Dung lượng file: 97 Kb
Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐỀ BÀI :
Em hãy làm rõ độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nêu ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận điểm
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai. Tư tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, nước nhà Bắc – Nam thống nhất và ngày nay, đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng một xã hội Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Người đã vượt qua giới hạn của những nhà yêu nước đương thời và phát hiện ra con đường cứu dân, cứu nước. Chúng ta tự hào với lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ để giữ vững độc lập dân tộc của dân tộc ta. Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì dân tộc không có khát vọng nào cao hơn là giành độc lập dân tộc. Nhưng chúng ta vẫn biết là không phải bất cứ lúc nào những người con yêu nước của dân tộc cũng tìm thấy cho mình con đường cứu dân, cứu nước đúng đắn. Thực tiễn khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cho đến những năm đầu của thế kỷ XX cho thấy, nhân dân ta, các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mong đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại non sông đất nước. Song do chưa có đường lối đúng đắn như con đường “Tây du” và “Đông du” của các cụ Phan khởi xướng, do ngọn cờ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, nên các phong trào, các cuộc khởi nghĩa yêu nước lần lượt thất bại, quần chúng cách mạng bị dìm trong biển máu. Sự thể đau lòng đến nỗi nhà yêu nước Phan Bội Châu buông lời: “Trăm lần thất bại chưa có một lần thành công”. Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sau nhiều trăn trở đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Sau hơn 10 năm lăn lộn, qua nhiều nước để tìm tòi và thử nghiệm, Người đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với tư tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Người cho rằng phải học tập cách mạng Nga, khi được tiếp xúc: “Bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người đã sung sướng nói to lên: “Hởi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Vậy là, từ lòng yêu nước, thương dân thúc giục Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân thì đến với Cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa Lê-nin, Người đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước, cứu dân và giải phóng lao động và quả quyết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 756
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 673
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16