Mã tài liệu: 282343
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 95 Kb
Chuyên mục: Triết học
1.Nhận thức về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta đã trải qua một quá trình lâu dài và không đơn giản. Trong quá trình đó Ðảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, xuất phát từ thực tiễn đất nước, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức lý luận, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Ðại hội X của Ðảng trên cơ sở tổng kết lý luận - thực tiễn 20 năm đổi mới đã có một bước tiến mới quan trọng trong nhận thức về con đường đi lên CNXH của nước ta
Trong hơn 76 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào Ðảng ta vẫn luôn kiên định con đường XHCN, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Kết hợp độc lập dân tộc với CNXH là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam. Ðường lối đó không chỉ phù hợp trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ trước đây, mà còn là đường lối chỉ đạo trong giai đoạn cách mạng XHCN, trong công cuộc đổi mới hiện nay. Ngay cả trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX, khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Ðông Âu bị sụp đổ, Ðảng ta vẫn luôn kiên định con đường XHCN. Từ thực tiễn cách mạng thế giới và trong nước, Ðảng và nhân dân ta nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có con đường độc lập dân tộc và CNXH, Tổ quốc ta mới được độc lập, tự do, nhân dân ta mới trở thành người làm chủ, tự quyết định con đường phát triển của mình. Ðúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Có tiến lên CNXH thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm".
Thực tiễn lịch sử Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua đã cho thấy rằng con đường kết hợp độc lập dân tộc với CNXH là con đường tất yếu khách quan, hợp quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Sự lựa chọn con đường XHCN là sự lựa chọn của Ðảng, Bác Hồ, và cũng chính là sự lựa chọn của nhân dân, của lịch sử. Sự ra đời của Ðảng ta năm 1930; thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc năm 1975; thắng lợi của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay là những mốc son chói lọi trên con đường đó, của sự lựa chọn lịch sử dân tộc.
Trước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập trung có những đặc điểm sau:
+Thứ nhất,nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng các mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiêu áp đặt từ trên xuống dưới.Tất cả các phương hướng sản xuất,nguồn vật tư,tiền vốn,định giá sản phẩm,tổ chức bộ máy nhân sự,tiền lương…đều do các cấp cps thẩm quyền quyết định.Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch,cấp phát vốn vật tư cho doanh nghiệp,doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước.Lỗ thì nhà nước chịu,lãi thì nhà nước thu.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 638
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 686
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 781
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 17