Mã tài liệu: 127660
Số trang: 25
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, những sai lầm trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trước khi đổi mới đã khiến cho không ít người nghi ngờ về tính hiện thực của con đường đi lên CNXH ở nước ta, của định hướng XHCN trong lĩnh vực kinh tế. Trong mô hình cũ của CNXH
sự vận hành của nền kinh tế chủ yếu dựa trên mệnh lệnh, kế hoạch của nhà nước và một hệ thống bao cấp từ sản xuất đến tiêu dùng. Cơ chế kinh tế này tuy có ưu điểm và tránh được sự phân cực xã hội nhưng lại bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản. Chẳng những các quy luật kinh tế khách quan bị coi thường mà tính tự chủ, năng động, sáng tạo của người lao động cũng không được phát huy một cách đầy đủ. Do đó việc chuyển hướng kinh tế sang nền KTTT định hướng XHCN là hết sức cần thiết. KTTT định hướng XHCN khắc phục được kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động, tăng số lượng chủng loại, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, thúc đẩy tích tụ tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy việc phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nhân lực và nguồn lực xã hội. Vì vậy, việc phát triển KTTT định hướng XHCN được coi là một yêu cầu tất yếu để xây dựng CNXH, là phương tiện khách quan để xã hội hoá XHCN nền sản xuất
Cho đến nay, hầu hết các nước trên thế giới(kể cả các nước Tư Bản Chủ Nghĩa và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa) đều vận hành theo mô hình KTTT hiện đại hay hỗn hợp, trình độ KTTT mà ở đó cơ chế vận hành là cơ chế thị trường có sư quản lý vĩ mô của nhà nước. Vì vậy để Việt Nam không tụt hậu lại so với thế giới thì nền kinh tế Việt Nam không được đóng cửa mà phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương. Để thực hiện chủ trương trên thì phương pháp luận tiếp cận bản chất về nguyên tắc hình thành KTTTđịnh hướng XHCN ở nước ta đòi hỏi phải đặt nó trong sự kết hợp hài hoà giữa cái Chung(KTTT) với cái Riêng, đặc thù (định hướng XHCN).Xoay quanh phương pháp luận này có ý kiến cho rằng KTTTvới định hướng XHCN như “nước với lửa làm sao có thể kết hợp được với nhau? Thực tế KTTT không phải là cái riêng có của Chủ Nghĩa Tư Bản(CNTB) mà là thành quả chung của văn minh nhân loại tồn tại qua nhiều phương thức sản xuất xã hội khác nhau. Đúng như Đảng đã nhận định “sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH mà là thành tưu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiêt cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng”{Văn kiện Đại hội VIII-NXB Chính Trị Quốc Gia,Hà Nội,năm 1998 tr 97}.Bên cạnh đó KTTT còn có những đặc điểm riêng gắn với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất(LLSX) gắn với bản chất của chế độ xã hội trong đó nó tồn tại qua mỗi giai đoạn lịch sử.Đúng là KTTT đã đạt tới đỉnh cao dưới CNTB, nhưng không vì thế mà đồng nhất KTTT là kinh tế TBCN hay KTTT TBCN.Cần ý thức rằng chỉ có KTTT TBCNvà KTTT định hướng XHCN mới khác nhau về mục đích, chế độ sở hữu, tính chất phân phối và tính chất của nhà nước trong quản lý KTTT.Nếu giai cấp Tư sản có thể lợi dụng được KTTT để phát triển CNTB thì không có lý do gì lại cho rằng giai cấp Công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng cộng sản không thể vận dụng được KTTT. Trên tinh thần đó có thể thấy phát triển KTTTđịnh hướng XHCN thực chất là một kiểu tổ chức nền kinh tế vừa phát huy được nhân tố động lực thúc đẩy sản xuất xã hội, vừa phát huy được nhân tố mở đường, hướng dẫn và chế định sự vận động của nền kinh tế theo mục tiêu XHCN đã chọn. Như vậy :KTTT định hướng XHCN là kiểu tổ chức kinh tế phản ánh sự kết hợp giữa cái Chung là KTTT với cái Riêng, đặc thù là định hướng XHCN, dựa trên nguyên tắc lấy cái đặc thù,cái riêng-định hướng XHCN-làm chủ đạo
Kết cấu đề tài:
1.Cơ sở lý luận của triết học
2. Cơ sở thực tiễn:
3.vận dụng mối quan hệ giữa cái Chung và cái Riêng để phân tích, giải quyết tình hình cụ thể.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 964
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1267
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 974
⬇ Lượt tải: 18