Mã tài liệu: 25422
Số trang: 10
Định dạng: docx
Dung lượng file: 37 Kb
Chuyên mục: Triết học
Giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân lao động là thuê tạo ra, là mục đích, kết quả hoạt động của tư bản, của giai cấp tư sản. Trong xã hội chủ nghĩa, việc bóc lột sức lao động không công của người lao động không còn nữa, nhưng không có nghĩa là giá trị thặng dư không tồn tại, mà giá trị thặng dư được sử dụng vào mục đích khác không giống như giai cấp tư sản, đó là giá trị thặng dư thu được là cơ sở, tiền đề để xây dựng đất nước, xây dựng chế độ cồng hữu về tư liệu sản xuât, vì mục đích phát triển của xã hội chủ nghĩa, vì con người. Việt Nam vận dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào trong công cuộc xây dựng đất nước, trong đó tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một nhiện vụ hàng đầu, đây cũng là một quy luật đặc biệt của quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Công nghiệp hóa là quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân một nước từ trình độ phát triển thấp sang một trình độ phát triển cao hơn, dựa trên cơ sở các ngánh kinh tế có trình độ khoa học hiện đại, với năng suất chất lượng hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.
Hiện đại hóa là việc xây dựng và phát triển đất nước đạt trình độ của những nước phát triển nhất của thời đại mà mấu chốt là đạt trình độ hiện đại hóa của nền sản xuất xã hội.
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới sôi động ngày nay thì mỗi quốc gia đều phát triển dựa trên hai nguồn vốn chính là vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài, nhưng mỗi nước lại có quan điểm khác nhau trong việc coi trọng nguồn vốn nào hơn. Quan điểm của nước ta là dựa vào nguồn vốn trong nước là chính. Chúng ta phải tận dụng hết mọi nguồn vốn trong nước để tạo ra sự phát triển bền vững, cân đối và định hướng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng nguồn vốn nước ngoài là chất xúc tác quan trọng để đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc. Việc tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế quốc dân được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, mặt khác chúng ta phải khai thác và sử dụng tốt quỹ lao động. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia tham gia đầu tư vào nước ta, giúp nguồn vốn đầu tư được bổ sung, đó là các nguồn vốn như FDI, ODA, nguồn vay của các tổ chức tài chính quốc tế như: IFM, ADB…
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 2769
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 176
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 17025
⬇ Lượt tải: 91