Mã tài liệu: 265878
Số trang: 19
Định dạng: zip
Dung lượng file: 117 Kb
Chuyên mục: Triết học
Lời nói đầu
Năm 1986,Việt Nam chuyển cơ chế kinh tế từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Cùng với sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường một loại những phạm trù mới xuất hiện khác hẳn với nền kinh tế tập trung bao cấp trước đây đặc biệt là vấn đề lợi nhuận. Chúng ta đã một thời coi lợi nhuận là một cái gì đó xấu xa, là một phạm trù hoàn toàn xa lạ với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hiện nay nước ta đang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì lợi nhuận là vấn đề trung tâm. Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân khi bắt tay vào sản xuất kinh doanh đều muốn thu lợi nhuận. Lợi nhuận là mục đích của mọi ngành nghề, mọi nhà kinh doanh. Lợi nhuận là phần thưởng cho sự lao động, sáng tạo, năng động của con người trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận có vai trò nhất định trong nền kinh tế hiện nay. Vậy nguồn gốc, bản chất lợi nhuận là gì và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường hiện nay như thế nào là vấn đề mà đề án này đề cập tới.
I. Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận
1. Các quan điểm trước Mác về lợi nhuận.
Lợi nhuận xuất hiện từ rất lâu cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Trước Mác có rất nhiều quan điểm của các trường phái khác nhau về vấn đề lợi nhuận.
a. Quan điểm của nghĩa trọng thương về lợi nhuận.
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan rã và chủ nghĩa tư bản ra đời. Nguyên lý cơ bản trong học thuyết của những người trọng thương; lợi nhuận được tạo ra trong lĩnh vực lưu thông, nó là kết quả của trao đổi không ngang giá, do lừa gạt mà có. Những người trọng thương cho rằng". Trong hoạt động thương nghiệp phải có một bên được một bên mất, dân tộc nàylàm giàu thì dân tộc khác phải chịu thiệt thòi. Trong hoạt động thương nghiệp, nội thương có tác dụng phân phối lại của cải từ túi người này sang túi người khác, chỉ có ngoại thương mới đem lại của cải cho quốc gia. Những người theo chủ nghĩa trọng thương quan niệm rằng tiền tệ là tiêu chuẩn căn bản của cải dân tộc; xuất khẩu tiền tệ ra nước ngoài thì làm giảm của cải , nhập khẩu tiền tệ thì làm tăng của cải. Xuất phát tư quan điểm ấy, chủ nghĩa trọng thương trong thời kỳ đầu - với thuyết bảng cân đối tiền tệ - chủ trương cấm xuất khẩu tiền ra nước ngoài. Họ cho rằng điều kiện cần thiết để tăng của cải trong nước là bảng cân đối nhập siêu (tiền nhập vượt mức xuất). Thời kỳ cuối trường phái trong thương - với thuyết bảng cân đối thương mại - không phản đối việc xuất khẩu tiền tệ và cần thiết để tăng thêm của cải trong nước. Để tăng thêm của cải, một nước không nên nhập khẩu hàng hoá nhiều hơn xuất khẩu. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ XVII trở đi, chủ nghĩa trọng thương dần dần tan rã, theo đà phát triển của chủ nghĩa tư bản, cách thức chủ yếu để tăng thêm của cải không đơn thuần là tích luỹ tiền tệ nữa mà là tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa. Trung tâm, chú ý của các nhà kinh tế học ngày càng chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1366
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1168
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16