Tìm tài liệu

Tu tuong triet hoc va nghe thuat

Tư tưởng triết học và nghệ thuật

Upload bởi: doidepnanghong_1998

Mã tài liệu: 238126

Số trang: 5

Định dạng: docx

Dung lượng file: 22 Kb

Chuyên mục: Triết học

Info

[FONT="]

Các nhà triết học thời cận đại, từ Hegel đến Heidegger cũng đều công nhận rằng: những ý tưởng về mỹ học chỉ có thể đến sau các tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, những tư tưởng triết học, hay tôn giáo, đã có những ảnh hưởng quyết định lên các nền nghệ thuật, từ những tư tưởng triết học của Platon về cái đẹp tuyệt đối, về những ý tưởng tiên nghiệm của Thượng đế, và những lý thuyết cổ điển của Aristote về nghệ thuật, coi nghệ thuật như là một sự sao chép thiên nhiên, đến những tư tưởng tôn giáo của Saint Augustin về quan hệ gắn bó giữa con người và Chúa sinh ra vạn vật; rồi từ những tư tưởng của Descartes về vai trò của chủ thể, đến luận thuyết của Kant về tính chất chủ quan của cái đẹp, v.v.

Tư tưởng về nghệ thuật của Platon và Aristote

Thực ra, nhìn với quan niệm của người ngày nay, thì những tư tưởng của Platon và Aristote về nghệ thuật, là những tư tưởng chống nghệ thuật, chứ không phải là những tư tưởng tôn vinh nghệ thuật, nhưng ở thời của Platon, triết học có một uy quyền rất lớn trong xã hội, và tiếng nói của các triết gia có thế lực như Platon, Aristote, là quyết định, nhất là đây lại là những nhà giáo dục, có đầy đủ thẩm quyền và phương tiện để truyền bá những điều mình phán quyết. Ở thời Platon, không có gì qua mặt được triết học. Điều này, xét cho cùng, cũng chỉ là đúng thôi (nếu ta nhận thức được tầm quan trọng của triết học trong đời sống và trong các lãnh vực văn hóa, nghệ thuật), nhưng thái độ của Platon đã rất cực đoan: dựa vào định kiến cho rằng nghệ thuật, từ hội họa đến thi ca, đều chỉ là sự bắt chước, hay sao chép thiên nhiên, và không có gì là thực cả, cho nên cũng không có giá trị thực, ông đã có một thái độ khinh miệt đối với cả nghệ thuật, lẫn thi ca. Điều kỳ lạ, là trong nhiều thế kỷ, phương Tây đã tôn vinh những tư tưởng ấy, để rồi phải hứng chịu những hậu quả tiêu cực của chúng, mà mãi sau này mới nhận ra được.

Một tư tưởng khác của Platon cũng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm cổ điển về đối tượng của nghệ thuật. Platon cho rằng: cái đẹp (khách thể) là nguồn gốc của sự ham thích nó ở nơi con người (chủ thể). Chính cái đẹp của đối tượng , tức của khách thể, đã cuốn hút người nhìn, và gây nên sự ham thích ở nơi người nhìn, tức nơi chủ thể. Như vậy, có nghĩa là: cái đẹp của đối tượng là có thật, độc lập với ta, và ở ngoài ta. Điều mà, 22 thế kỷ sau, Kant đã phủ định với tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán (1790). Đối với Kant, cái đẹp chỉ có giá trị chủ quan và không nằm trong đối tượng.

Còn Aristote, thì mặc dầu không đồng ý với những ý kiến trên của Platon, nhưng vì tôn trọng ông thầy của mình, và vì bản thân không phải là một nghệ sĩ, nên vẫn chủ trương bắt chước thiên nhiên, coi đó là mẫu mực, là sự thật khách quan (Aristote, Poétique), ví dụ như thân thể con người là gương mẫu của cái đẹp của tỷ lệ và của sự hài hòa (các tượng thần Apollon, thần Vệ nữ, v.v. là những tác phẩm cổ điển Hy Lạp, mà khuôn mẫu là cơ thể hài hòa của con người).

Trải qua các thời kỳ và phong cách nghệ thuật ở phương Tây, từ nghệ thuật cổ đại Hy-La, đến những bước đầu của nghệ thuật Kitô giáo; rồi từ thời Trung cổ (với các phong cách Rômăng, Gôtíc), đến các thời kỳ Tiền Phục Hưng, Phục Hưng, Nguyên khai Flamand, Cổ điển, Barốc, Lãng mạn, Hiện thực tự nhiên, Ấn tượng, nghệ thuật chính thống luôn luôn tôn vinh sự sao chép "giống như thật", trong tinh thần của Aristote, với mục đích thể hiện y nguyên hiện thực, mặc dầu với một cái nhìn thẩm mỹ nhất định, song hoàn toàn không "diễn dịch" hoặc phê phán hiện thực.

Đó là nguyên lý cơ bản của nền nghệ thuật coi trọng khách thể, có từ Aristote, và đã tồn tại bền bỉ cho đến ngày nay, ít ra là ở một số nghệ sĩ tượng hình. Người ta còn nhớ, cho tới những thập niên đầu của thế kỷ XX, nền nghệ thuật hàn lâm, mà tiền thân là nền nghệ thuật cổ điển của Pháp, vẫn ngự trị một cách chính thống ở khắp Âu châu, đặc biệt là ở Pháp.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tư tưởng triết học và nghệ thuật
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tư tưởng triết học và nghệ thuật
  • Tư tưởng triết học và nghệ thuật
  • Tư tưởng triết học và nghệ thuật
  • Tư tưởng triết học và nghệ thuật
  • Tư tưởng triết học và nghệ thuật

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Tư tưởng triết học Phương Đông

Upload: violetvn2010

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 752
Lượt tải: 21

Những tư tưởng triết học Nho gia

Upload: vincent_valentine916

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 711
Lượt tải: 19

Một số vấn đề trong triết học Mác-Lenin và ...

Upload: cuasoo

📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 561
Lượt tải: 17

Tìm hiểu những tư tưởng triết học nho giáo

Upload: alibaba01011976

📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 526
Lượt tải: 16

Những tư tưởng triết học của Nho Gia

Upload: thuynguyenmhtt

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 453
Lượt tải: 17

Những tư tưởng triết học của Nho Gia 1

Upload: tnien28

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 565
Lượt tải: 17

Tìm hiểu tư tưởng triết học trong tác phẩm ...

Upload: datt2

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1667
Lượt tải: 29

Tìm hiểu tư tưởng triết học trong tác phẩm ...

Upload: warrenthatday

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 552
Lượt tải: 23

Phân tích tư tưởng triết học của thuyết Âm ...

Upload: ldah289

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 2297
Lượt tải: 22

phân tích tư tưởng triết học của thuyết âm ...

Upload: daoanhha

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 1632
Lượt tải: 17

Phân tích tư tưởng triết học của thuyết Âm ...

Upload: muahoaphuong26

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 20
Lượt tải: 4

phân tích tư tưởng triết học của thuyết âm ...

Upload: thangnvsm

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 915
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tư tưởng triết học và nghệ thuật

Upload: doidepnanghong_1998

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 472
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Khoa học xã hội Triết học
Tư tưởng triết học và nghệ thuật [FONT=&quot] Các nhà triết học thời cận đại, từ Hegel đến Heidegger cũng đều công nhận rằng: những ý tưởng về mỹ học chỉ có thể đến sau các tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, những tư tưởng triết học, hay tôn giáo, đã có những ảnh hưởng docx Đăng bởi
5 stars - 238126 reviews
Thông tin tài liệu 5 trang Đăng bởi: doidepnanghong_1998 - 06/01/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 06/01/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tư tưởng triết học và nghệ thuật