Mã tài liệu: 115783
Số trang: 13
Định dạng: docx
Dung lượng file: 67 Kb
Chuyên mục: Triết học
Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại.Những phát triển mạnh mẽ về khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực như WTO (Tổ chức thương mại thế giới), EU (Cộng đồng Châu Âu), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương), NAFTA (Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ)..., thế giới ngày nay đang sống trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế mạnh mẽ. Quá trình này tạo ra những quan hệ gắn bó, sự tùy thuộc và phụ thuộc lẫn nhau, những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế trong một thế giới chỉnh thể.Thông qua quá trình tự do hoá, toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế là quá trình" chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh", không chỉ giữa nước giàu với nước nghèo mà còn giữa các nước giàu với nhau nhằm giành vị trí có lợi nhất cho mình trong phân công lao động và quan hệ kinh tế quốc tế. Bên cạnh những lợi ích, toàn cầu hoá kinh tế với những mặt trái của nó là cuộc đấu tranh gay gắt trên quy mô thế giới đã và đang làm nảy sinh những vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp gia tăng, sự phân hoá giàu nghèo ngày một sâu thêm đồng thời nó cũng mở đường cho sự du nhập những văn hoá và lối sống không phù hợp truyền thống và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia...
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Hoà trong bối cảnh đó, cùng với phương châm "đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ" và "là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển", Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng. Với việc gia nhập ASEAN (7-1995), ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế với EU (7-1995), tham gia APEC (11-1998) và đã ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO (7-11-2006). Việt Nam đã và đang từng bước vững chắc hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Nội dung bài viết sẽ được trình bày trong 3 phần:
Phần 1: Nhận thức về toàn cầu hóa kinh tế.
Phần 2: Vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Phần 3: Việt Nam với hội nhập kinh tế quốc tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 968
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 840
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 184
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1213
⬇ Lượt tải: 20