Mã tài liệu: 56952
Số trang: 16
Định dạng: docx
Dung lượng file: 63 Kb
Chuyên mục: Triết học
Từ khi xã hội có giai cấp hay từ khi có nhà nước, vai trò của nhà nướcngày càng được khẳng định nhất là trong điều tiết nền kinh tế.Với nền kinh tế nươc ta hiện nay trong thời kỳ quá độ , với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa .Việc sử dụng và lắm bắt quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là hết sức quan trọng .Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai nhân tố hình thành nên phương thức sản xuất. Chúng tồn tại không tác rời nhau mà tác động biện chứng cho nhau. Quy luật vận động và phát triển của xã hội qua sự thay đổi kế tiếp từ thấp đến cao của phương thức sản xuất . Để hiểu kỹ về vấn đề này chúng ta cần lắm vững : quan hệ sản xuất là gì ? Lực lượng sản xuất là gì ? Mối quan hệ giữa chúng ? Quy luật trên đã được vận dụng như thế nào ở Việt Nam ?
Xuất phát từ sự phân tích nghiêm túc những bài học thực tiễn ,tôn trọng sự tồn tại và tác động khách quan của quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.Đảng ta đã kịp thời khắc phục những sai lầm đó.Đảng đã xác định rằng một trong những nguyên nhân làm cho xã hội ta chậm phát triển,đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn là do không lắm vững quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất .Trong văn kiện đại hội đảng lần thứ 6 đảng ta đã nêu ra 1 trong 10 chính sách quan trọng để phát triển kinh tế xã hội "Bảo đảm sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất "từ đó khẳng định rằng ,cần phải có những hình thức trung gian ,quá độ đi từ thấp đến cao,từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn bằng những hình thức và bước đi thích hợp làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất,luôn luôn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.Đại hội lần thứ 6 của đảng đã nhấn mạnh cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới phải giải phóng được đồng bộ cả ba mặt xây dựng chế độ sở hữu ,quản lý và phân phối .Song không thể xây dựng chế độ sở hữu mà bỏ qua hai mặt kia .Một trong những chính sách đổi mới có hiệu quả lúc đó là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển .
Trong sản xuất nông nghiệp xuất hiện cơ chế khoán sản phẩm đó là một hình thức mới phần nào đã đáp ứng được yêu cầu đó.Sự phát triển của cơ chế khoán sản phẩm ,từ khoán theo đơn giá thanh toán gọn , tiến tới phân chia lại quỹ đất vá mở rộng hình thức khoán theo tinh thần nghị quyết 10,chính là quá trình khắc phục sự không phù hợp tương đối ,để tạo nên một sự phù hợp cao hơn giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển .Cơ chế này khẳng định hướng đi đúng đắn trong việc vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.Sự vận động của quy luật này diễn ra trong tổng thể nền kinh tế Quốc dân nó liên hệ chặt chẽ với các vấn đề kinh tế xã hội.
Nước ta lựa chọn con đường Xã Hội Chủ Nghĩa không qua giai đoạn phát triển Tư Bản ,với ý nghĩa bỏ qua chế đọ Tư Bản Chủ Nghĩa .
Để xây dựng phương thức sản xuất Xã Hội Chủ Nhĩa những năm trở lại đây,Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ,trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, sử dụng cơ chế thị trường có sự quản lý và tiều tiết của nhà nước , nhằm phát huy mọi năng lực sản xuất của xã hội ,thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất .Đó chính là một chính sách hết sức đúng đắn ,nhiều văn kiện của đảng đã nhấn mạnh "chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ,là chính sách mang tư tưởng giải phóng ,dân chủ và chiến lược lâu dài .Chính sách đó không phải là sách lược tạm thời ,cũng không phải là sự tự bỏ con đường Chủ Nghĩa Xã Hội.Đó là chiến lược mới của công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội mang tính tất yếu từ yêu cầu giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất "
Giữa các thành phần kinh tế cũng có mối quan hệ với nhau. Quan hệ giữa các thành phần kinh tế là quan hệ phổ biến mà sự phát triển của những quan hệ này là quá trình bước xã hội hoá sự phát triển của lực lượng sản xuất .Trong các thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo .Tuy nhiên sự đảm bảo vai trò này không đồng nghĩa với sự phát triển chàn lan,thiếu chẩn bị kỹ lưỡng và không tuân theo quy luật quan hệ sản xuất thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất .
Trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa phảt triển mà quan hệ sản xuất đi trước quá xa thì chỉ tạo ra hình thức và trên thực tế thì làm suý yếu nền kinh tế quốc doanh .
Ngoài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ,nước ta hiện nay đang tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ,mở rộng liên doanh liên kết ,tranh thủ kỹ thuật và thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển .
Trong thời kỳ quá độ cải tạo và xây dựng phải gắn bó chặt chẽ với nhau,cải tạo là để xây dựng ,xây dưng là để cải tạo.Trong đó xây dựng là chủ yếu ,do đó Đảng ta cho rằng :mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất là một bước góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất mới và quá trình xây dựng quan hệ sản xuất phải nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Tóm lại việc khẳng định sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế hiện nay ở nước ta và chính sách thực hiện khoán sản phẩm theo nhóm là hết sức đúng đắn.
Đề tài gồm 4 nội dung sau:
I. Các vấn đề về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
II. Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
III.Biểu hiện thực tiễn của quy luật đối với các nuớc tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
IV.Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 17