Mã tài liệu: 56930
Số trang: 23
Định dạng: docx
Dung lượng file: 106 Kb
Chuyên mục: Triết học
Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đi vào cuộc sống, tạo ra sự chuyển biến to lớn trong toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập quốc tế; đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hoá xã hội không ngừng tiến bộ…Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn rất nhiều tồn tại – bức tranh kinh tế xã hội vẫn còn những mặt yếu kém, bất cập. Nói riêng, về quan hệ sản xuất vẫn còn có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Có thể kể dưới đây một số hạn chế của quan hệ sản xuất như: Chưa có sự chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển cơ cấu và thành phần kinh tế; vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước chưa được khẳng định thuyết phục trên thực tế; Các thành phần kinh tế khác chưa phát huy hết năng lực, chưa thực sự được bình đẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh; Cơ chế quản lý, chính sách phân phối có mặt chưa hợp lý, chưa thúc đẩy tiết kiệm, tăng năng suất, kích thích đầu tư phát triển. Kinh tế vĩ mô còn thiếu những yếu tố vững chắc…
Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của quan hệ sản xuất đối với việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước diễn ra mạnh hơn. Người viết đã chọn đề tài này để nghiên cứu và đưa ra một số gợi ý nhằm xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam.
Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng Xã hội Chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng đại của toàn Đảng và toàn dân ta. Để thực hiện nhiệm vụ trên góp phần xây dựng luận cứ cho các quyết sách của Đảng và Nhà nước, bài viết này đã làm rõ quan niệm về quan hệ sản xuất định hướng Xã hội Chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
Đặc biệt bài viết đã đề xuất bốn gợi ý nhằm xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất định hướng Xã hội Chủ nghĩa như dựa trên các quan điểm chỉ đạo sau: Xây dựng một Đảng và Nhà nước thực sự vững mạnh, lấy việc giải phóng sức sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất làm phương tiện. Phải phát huy được ưu thế, khắc phục được hạn chế của cơ chế thị trường có tính đến xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế nhưng phải đảm bảo tính tự chủ độc lập của quốc gia và có chính sách hợp lý để mọi người được hưởng thành quả chung của sự tiến bộ.
Đề tài gồm 3 phần chính sau:
Phần 1: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và nhận thức về quan hệ sản xuất định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam.
Phần II: Sự phát triển của quan hệ sản xuất và tác động của chúng tới sự phát triển của lực lượng sản xuất sau những năm đổi mới.
Phần III. Một số gợi ý nhằm xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 188
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 889
⬇ Lượt tải: 18