Mã tài liệu: 56954
Số trang: 19
Định dạng: docx
Dung lượng file: 104 Kb
Chuyên mục: Triết học
Trước Đại hội Đảng lần thứ VI, chủ trương phát triển kinh tế của nước ta là đi theo mô hình của Liên Xô và các nước Đông Âu. Khi đó, nền kinh tế chỉ có thành phần kinh tế nhà nước và tập thể. Trong công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới chúng ta đã ra sức vận động nông dân đi vào hợp tác xã, mở rộng phát triển qui mô nông trường quốc doanh, các nhà máy xí nghiệp lớn mà không tính đến trình độ lực lượng sản xuất đang còn trong thời kỳ quá thấp kém. Chúng ta đã tạo ra những qui mô lớn, ngộ nhận là đã có quan hệ sản xuât xã hội chủ nghĩa và cho rằng: mỗi bước cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới đều thúc đẩy sự ra đời và lớn mạnh của lực lượng sản xuất mới. Trong thời kỳ này, quan hệ sản xuất đã bị thúc đẩy lên quá cao, đi quá xa so với trình độ hiện có của lực lưọng sản xuất, không phù hợp với trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất. Nó trở thành không những là hình thức mà còn cản trở lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến kết cục là kinh tế khó khăn trì trệ kéo dài. Tình hình thực tiễn đòi hỏi phải có chủ trương mới phù hợp hơn giữa việc phát rriển quan hệ sản xuất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật quan trọng nhất của đời sống xã hội. Nó quyết định toàn bộ sự biến đổi của đời sống xã hội. Đồng thời đây cũng là quy luật vận động và phát triển của phương thức sản xuất xã hội.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, bắt đầu từ Đại hội VI, Đảng và nhà nước ta đã xác định một vấn đề rất quan trọng khi đi lên chủ nghĩa xã hội là nhận thức và giải quyết đúng đắn quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Quy luật này đã và đang được nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn và ngày càng phát huy tác dụng của nó trong công cuộc đổi mới đất nước.
Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất là qui luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thuỷ, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy lụât xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
Sự vận động, phát triển của lực lưọng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nó thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh. Ngược lại nó kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Khi ra đời, quan hệ sản xuất qui định mục đích, khuynh hướng phát triển của sản xuất, quy định hệ thống quản lý sản xuất và quản lý xã hội, qui định phương thức phân phối ít hay nhiều mà người lao động được hưởng.
Đối với định hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiên nay, qui luật này càng cần được phát huy đúng vai trò quan trọng của nó. Phát triển được quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mới có thể có được một nền kinh tế nhiều thành phần vững chắc, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
Việc tìm ra những giải pháp để nâng cao vai trò của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kì hiện nay là một vấn đề quan trọng mà Đảng và nhà nước ta đang hết sức quan tâm. Các chính sách của Đảng để phát huy vai trò của quy luật này cho thấy đường lối, chủ truơng đúng đắn của Đảng trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên.
Tiểu luận gồm 2 phần:
1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất theo quan điểm của triết học Mác- Lênin.
2. Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với việc phân tích chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16