Mã tài liệu: 264752
Số trang: 22
Định dạng: zip
Dung lượng file: 219 Kb
Chuyên mục: Triết học
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa đất nước với tốc độ cao.Trong những năm qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân hàng năm là trên 8%, công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 13,3%. Đó là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Mục tiêu phấn đấu đã được Đảng và nhà nước ta xác định là :”Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.Theo định hướng mục tiêu đó, dự kiến kế hoạch trong những năm tới, tăng trưởng kinh tế ở nước ta, mặc dù có những khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực,vẫn phải được duy trì ở mức cao, khoảng 6-8%/năm so với 8,2% của giai đoạn 1991-1995. Một tốc độ tăng trưởng khá cao như vậy sẽ còn được dự kiến tiếp tục duy trì trong một vài thập kỉ tới.
Sự tăng trưởng cao như vậy là một điều cần thiết nhằm làm cho đất nước nhanh chóng phát triển, hòa nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.nhưng đồng thời cũng chính sự phát triển với nhịp độ cao như vậy cũng có nghĩa là một khối lượng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng được khai thác từ tự nhiên để chế biến, và một khối lượng chất thải từ sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng được thải vào tự nhiên. Nhất là trong những năm gần đây, do nền kinh tế nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các thành phố lớn. Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược chung về kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước. Để có một sự phát triển bền vững, cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường. Nếu không có một chính sách đúng đắn, cụ thể về bảo vệ môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại nặng nề trước mắt cũng như về lâu dài, đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững và ổn định. Chính vì thế, trên quan điểm triết học duy vật biện chứng ta có thể nhận thấy giữa kinh tế và môi trường có một mối quan hệ biện chứng , trong đó giữa các mặt có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu sắc.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này, em xin dựa vào mâu thuẫn biện chứng để phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 160
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16