Mã tài liệu: 130427
Số trang: 129
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Triết học
Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới: thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng hội nhập quốc tế với nhiều thuận lợi và khó khăn, thử thách phải vượt qua. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Lấy việc phát triển nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: tiếp tục “phát huy nhân tố con người” và “tăng cường nguồn lực con người” để “từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao" để "tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN" và "đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức". Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, đầu tư cho con người chính là tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển, là bảo đảm vững bền cho sự phồn thịnh của mỗi quốc gia.
GD-ĐT có vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục trong hệ thống trường học là con đường ngắn nhất và khoa học nhất để truyền thụ tri thức cho người học một cách cơ bản, có hệ thống và hiệu quả. Hệ thống giáo dục nước ta hiện nay có nhiều cấp học, ngành học được xây dựng chặt chẽ và mang tính phát triển. Đội ngũ nhà giáo là lực lượng nòng cốt thực hiện mục tiêu GD-ĐT, là người xây dựng cho người học thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, trang bị cho người học tri thức và phương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Vì vậy, vai trò của đội ngũ nhà giáo rất quan trọng, công việc của họ sẽ để lại dấu ấn trong tương lai. Khi nói về vai trò của đội ngũ nhà giáo, tại hội nghị giáo dục ở Australia năm 1993 các đại biểu đã đưa ra nhận định: “Người giáo viên sẽ là người có trách nhiệm làm thay đổi thế giới”. Đảng ta cũng xác định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” [9, tr.38-39].
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Nguồn lực Học sinh trung học phổ thông và Vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực này
Chương 2: Vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình hiện nay - thực trạng và xu hướng biến đổi
Chương 3: Quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo
trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 922
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 60
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16